Thực tế viêm xoang ở trẻ em không phải chuyện hiếm

Nhiều người vẫn nghĩ rằng chỉ có người trưởng thành mới mắc căn bệnh viêm xoang nhưng tình trạng viêm xoang ở trẻ lại là điều thường gặp trong đời sống hiện nay.

viêm xoang ở trẻ

Đừng chủ quan, trẻ nhỏ vẫn có thể bị viêm xoang

Phân biệt viêm hô hấp trên và dưới dựa vào cấu trúc cơ thể

Trẻ bị viêm hô hấp trên – cặn bệnh thường gặp khi trở mùa

Nguyên nhân dẫn đến viêm xoang ở trẻ

Tình trạng viêm đường hô hấp trên kéo dài và không được chữa trị dứt điểm sẽ biến chứng sang viêm xoang. Viêm xoang ở trẻ cũng có 2 dạng là viêm xoang cấp tính và viêm xoang mãn tính.

Viêm xoang cấp tính là tình trạng viêm nhiễm chỉ kéo dài vài tuần và vài lần trong năm. Trong khi đó viêm xoang mãn tính thường kéo dài mỗi đợt trên 3 tháng mà ko có dấu hiệu thuyên giảm.

Thông thường triệu chứng của bệnh hô hấp trên ở trẻ chỉ kéo dài từ 5-7 ngày. Nếu như trẻ vẫn có triệu chứng bệnh hô hấp trên sau 10 ngày kể từ khi phát bệnh thì phải nghĩ ngay đến tình trạng viêm xoang cấp.

Triệu chứng viêm xoang ở trẻ

Viêm xoang cấp

  • Trẻ sốt cao (>39 độ), nghẹt mũi, thở khó, ho về đêm
  • Đau vùng mặt nằm gần xoang mũi
  • Nước mũi chảy và có thể có mùi hôi
  • Trẻ đau đầu, đaa họng
  • Chảy máu cam và có thể kèm theo triệu chứng viêm tai giữa

Viêm xoang mãn tính cũng có triệu chứng trên nhưng không quá rõ rệt và kéo dài dai dẳng trên 3 tháng

Viêm xoang ở trẻ là biến chứng của viêm hô hấp trên

Viêm xoang ở trẻ là biến chứng của viêm hô hấp trên

Xử lý thế nào khi trẻ bị viêm xoang

Khi nhận thấy những triệu chứng viêm xoang cấp tính và mãn tính ở trẻ thì cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện chuyên khoa để xét nghiệm.

Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ nội soi và lấy dịch nhầy để xét nghiệm mới có thể xác định chính xác mức độ bệnh.

Thường thì bệnh viêm xoang ở trẻ sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh do bác sĩ kê đơn. Theo nhiều bác sĩ thì điều trị viêm xoang cho trẻ cần thời gian dùng thuốc từ 7-14 ngày. Nếu như 3-4 ngày đầu mà triệu chứng viêm xoang không thuyên giảm thì phải thông báo đến bác sĩ điều trị thay đổi kháng sinh khác cho phù hợp. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc kháng sinh mua bên ngoài. Ngoài ra, phụ huynh có thể hỗ trợ điều trị tại nhà bằng cách hút mũi cho trẻ và tránh bật máy lạnh dưới 25 độ C vì có thể khiến bệnh nặng hơn.

Lưu ý không để đến khi trẻ bị viên xoang quá nặng mới phát hiện. Những triệu chứng nhỏ nhặt từ sổ mũi, ho đờm đến thở khò khè cũng phải đặc biệt quan tâm để phát hiện sớm bệnh viêm xoang ở trẻ.