Trẻ bị viêm hô hấp trên – cặn bệnh thường gặp khi trở mùa

Viêm đường hô hấp trên được định nghĩa là trường hợp viêm nhiễm phần đầu hay nói cách khác là phần phía trên của hệ hô hấp gồm mũi, cổ họng và xoang. Trẻ sơ sinh thường có nguy cơ mắc bệnh này nhiều hơn. Vậy nguyên nhân do đâu và cách điều trị thế nào khi trẻ bị viêm hô hấp trên?

trẻ bị viêm hô hấp trên

Trẻ bị viêm hô hấp trên – căn bệnh sẽ mắc và nguy hiểm khi biến chứng

Nguyên nhân và triệu chứng khi trẻ bị viêm hô hấp trên

Đường hô hấp trên là cơ quan tiếp xúc gần với không khí và môi trường bên ngoài nên dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Có nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh phổ biến này:

  • Do virus: Bệnh có thể được gây ra ra bởi một số loại virus phổ biến như virus Corona, virus Rhino, Adeno hay virus cúm Parainfluenza và loại virus hô hấp hợp bào RSV.
  • Do vi khuẩn: một số vi khuẩn hay gặp phải là Haemophilus influenzae, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn tan máu nhóm A, ngoài ra còn có thể do 1 số loại nấm.

Một số tác nhân bên ngoài khác cũng có thể khiến trẻ bị viêm hô hấp trên:

  • Thời tiết giao mùa hay vào thời điểm mùa lạnh cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bệnh.
  • Số tuổi: Dưới 1 tuổi hay đặc biệt là dưới 2 tháng tuổi có nguy cơ cao hơn.
  • Trẻ suy dinh dưỡng trong thời gian dài.
  • Môi trường sống không trong lành, nhiều khói bụi, ô nhiễm.

Triệu chứng trẻ bị viêm hô hấp trên

  • Trẻ bị sốt nhẹ hoặc cao.
  • Ho: ban đầu chỉ khò khè sau đó dần chuyển sang ho.
  • Trẻ có thể bị chảy nước mũi hoặc không.
hệ hô hấp của người

Viêm hô hấp trên là tình trạng viêm nhiễm của phần trên đường hô hấp

Điều trị cho trẻ bị viêm hô hấp trên

Điều trị trẻ bị viêm hô hấp trên bằng thuốc:

  • Cha mẹ có thể cho trẻ dùng sirô ho, long đờm, các loại thuốc hạ sốt.
  • Nếu trường hợp trẻ nhiễm bệnh do vi khuẩn thì phải nghĩ đến chuyện dùng kháng sinh tuy nhiên cần cân nhắc và phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị trẻ bị viêm hô hấp trên không dùng thuốc:

Bên cạnh việc dùng thuốc hỗ trợ điều trị thì bậc cha mẹ cũng nên lưu ý những điều sau:

  • Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý.
  • Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.
  • Vệ sinh môi trường sống xung quanh, tránh để trẻ hít phải khói bụi.

Cách xử lý từng triệu chứng của trẻ bị viêm hô hấp trên

Trẻ bị chảy nước mũi

  • Trẻ bị chảy mũi khiến đường hô hấp bị nghẹt nên cha mẹ cần thường xuyên làm thông thoáng bằng cách dùng khăn sạch và mềm lau dịch mũi.
  • Nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý sau đó dùng dụng cụ hút mũi hút sạch dịch ra (không quá mạnh tay vì sẽ làm mũi trẻ bị tổn thương).
  • Lưu ý không lạm dụng hút mũi vì sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ, chỉ làm ngày 3-4 lần nếu trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi. Tuyệt đối không nhỏ vào mũi trẻ những dung dịch lạ như nước tỏi (cách dân gian). Đặt trẻ nằm tránh luồng gió từ máy quạt hay máy lạnh (phải >25 độ C).

Trẻ bị sốt

  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi.
  • Kiểm tra nhiệt độ liên tục.
  • Dùng nước ấm lau toàn thân bé để hạ nhiệt.
  • Nếu trẻ sốt trên 38 độ thì có thể cho trẻ dùng Paracetamol (10-15mg/1kg cân nặng).

Trẻ bị ho

triệu chứng ho khi trẻ bị viêm hô hấp trên

Ho vẫn có thể xảy ra khi trẻ bị viêm hô hấp trên

  • Thông thường ho là triệu chứng của viêm hô hấp dưới nhưng trường hợp viêm hô hấp dưới cũng có thể dẫn đến ho do co thắt hệ hô hấp hoặc tăng tiết đờm. Không nên tự ý mua thuốc ho cho trẻ nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Tuy nhiên bậc cha mẹ có thể sử dụng một số phương pháp dân gian đáng tin cậy như cho trẻ uống mật ong (1-2 thì cà phên, mỗi 6h 1 lần) hoặc tắc (quất) chưng đường phèn.

Triệu chứng nôn khi trẻ bị viêm hô hấp trên

  • Trong quá trình theo dõi bệnh nếu thấy trẻ bị nôn ói thì có thể tình trạng bệnh đã nặng hơn nên cần hỏi ý kiến bác sĩ ngay lập tức.
  • Cho trẻ nằm nghiêng đầu sang 1 bênh khi trẻ bị nôn, lau sạch nước mũi cho trẻ dễ thở hơn.
  • Không nên tự ý cho trẻ dùng các loại thuốc trị nôn ói mà không có chỉ định của bác sĩ.

Đặc biệt lưu ý:

sốt do trẻ bị viêm hô hấp trên

Theo dõi liên tục và đưa bé đi bệnh viên khi có dấu hiệu trở nặng

Khi trẻ có triệu chứng li bì, mắt nhắm chặt, thở mạnh, lồng ngực hõm sâu và sốt liên tục 3-5 ngày không dứt thì cha mẹ nên biết đó là chuyển biến năng của bệnh viêm hô hấp trên. Điều cần phải làm là đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để bác sĩ điều trị biến chứng kịp thời.