Tình trạng trẻ bị viêm đường hô hấp cấp ngày càng gia tăng
Thời tiết vào những dịp chuyển mùa trong năm với nắng mưa thất thường làm cho số lượng trẻ bị viêm đường hô hấp cấp gia tăng nhanh chóng. Bậc làm cha mẹ phải chăm sóc trẻ và phòng ngừa tốt căn bệnh này vì nó khá nguy hiểm với trẻ nhỏ.
- Chúng ta đang điều trị viêm đường hô hấp cho trẻ như thế nào?
- Những cách xử lý nhanh chóng khi trẻ bị ho đờm
Theo một nghiên cứu gần đây, có đến vài triệu trẻ em tử vong vì viêm đường hô hấp cấp mỗi năm. Đặc biệt hơn nữa là bệnh dễ tái phát, trẻ bị viêm đường hô hấp cấp 5 -6 lần trong 1 năm là chuyện không hiếm ở giai đoạn trẻ dưới 5 tuổi.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị viêm đường hô hấp cấp?
Viêm đường hô hấp cấp chủ yếu là do virus gây ra, có thể là virus sởi, virus cúm và một số loại virus lành tính khác. Tuy nhiên có một loại virus nguy hiểm nhất là Hemophilus influenzae tuýp b hay còn gọi tắt là Hib.
Ngoài nguyên nhân do virus, trẻ bị viêm hô hấp cấp còn có thể do:
- Sinh non, quá nhẹ cận, được xếp vào dạng suy dinh dưỡng.
- Không được nuôi bằng sữa mẹ từ nhỏ.
- Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi.
- Trẻ thường ngủ trong máy lạnh, ăn lạnh và uống lạnh suốt một thời gian dài.
- Trẻ thiếu vitamin A cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp.
Triệu chứng khi trẻ bị viêm đường hô hấp cấp
Những biểu hiện của căn bệnh này rất đa dạng và mức độ nặng nhẹ cũng tùy thuộc vào độ tuổi, cơ địa của trẻ. Tuy nhiên cha mẹ có thể quan sát những triệu chứng ngay lúc bệnh mới bùng phát như trẻ ho, sốt, chảy mũi, nghẹt mũi. Sau đó, trẻ sẽ thở gấp, tình trạng tệ hơn có thể là lồng ngực trẻ bị lõm vào khi hít thở. Nếu như không xử lý nhanh chóng thì dẫn đến hôn mê, co giật và thậm chí trẻ tử vong.
Điều cần lưu ý là tình trạng trẻ bị viêm đường hô hấp cấp biến chuyển từ giai đoạn nhẹ sang năng rất nhanh nên cần theo dõi kỹ.
Những bệnh lý về đường hô hấp cấp phổ biến nhất
Viêm mũi do virus: trẻ ho, sốt, nhức đầu, hắt hơi và còn tiêu chảy, nôn ói. Thông thường bệnh sẽ hết sau 5 đến 6 ngày.
Viêm amidan: biểu hiện rõ nhất là trẻ bị đau họng dẫn đến nuốt khó khăn. Bệnh cũng gây sốt cao và thường xuất hiện trong giai đoạn 2-6 tuổi.
Viêm VA: chảy mũi và nghẹt mũi trong thời gian dài là triệu chứng của căn bệnh này.
Viêm thanh thiệt cấp: biểu hiện của bệnh cũng giống như viêm amidan nhưng kèm theo nổi hạch ở cổ khiến trẻ khó thở. Bệnh này đặc biệt nguy hiểm vì biến chuyển nhanh khiến trẻ suy hô hấp và tử vong.
Viêm thanh quản cấp: có triệu chứng ho và trẻ thường ho rất nhiều rồi dẫn đến khàn tiếng, thở mạnh và lồng ngực bị lõm khi hít thở. Bệnh cũng có thể gây tử vong nếu như không xử lý kịp thời.
Viêm phổi: triệu chứng chính của bệnh này là trẻ khò khè, có đờm và ho. Khi mắc bệnh, trẻ lừ đù, biếng ăn và có thể sốt cao. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài thì trẻ có nguy cơ tử vong cao.
Cách xử lý nếu trẻ bị viêm đường hô hấp cấp
Dù là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu tình trạng nhẹ thì bác sĩ vẫn cho trẻ điều trị tại nhà.
Lưu ý cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng, cho trẻ bú nhiều lần trong ngày nếu như còn bú mẹ. Nếu trẻ bị nghẹt mũi thì nhanh chóng làm thông thoáng bằng cách nhỏ dung dịch nước muối sinh lý. Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý bổ sung nước cho trẻ để cơ thể đủ sức chống lại bệnh tật. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Nếu trẻ bị viêm đường hô hấp cấp thì người lớn phải luôn túc trực bên cạnh để theo dõi trẻ. Trường hợp phát hiện trẻ tím tái, thở dốc, và sốt hơn 39 độ thì phải đưa ngay đến bác sĩ để xử lý kịp thời.