Chúng ta đang điều trị viêm đường hô hấp cho trẻ như thế nào?
Bài viết khác: Trẻ nhỏ dễ nhiễm các bệnh về đường hô hấp/ 4 bài thuốc dân gian giúp trị ho, đau họng, khàn tiếng dứt điểm cho trẻ từ quất xanh/ Bé bị sổ mũi kéo dài, mẹ phải làm sao?
Đặc điểm lâm sàng thường gặp của nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ là ho, sốt, chảy nước mũi, viêm họng, khò khè, nhịp thở nhanh, rối loạn tiêu hóa… Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính gây bệnh này ở trẻ là vi rút, vi khuẩn với tỷ lệ khoảng 70% – 80%.
Vi rút gây bệnh bằng cách cư trú ở chất nhầy niêm mạc mũi, họng. Chúng xâm nhập vào tế bào niêm mạc nhân bản để phá hủy tế bào và lây sang tế bào bên cạnh. Cơ thể sẽ kháng cự với các tế bào IgA sẵn có và đội quân bạch cầu bảo vệ. Nhưng trong một số trường hợp, cơ thể tiêu diệt không hiệu quả virut từ đường hô hấp trên sẽ nhân bản và xâm nhập xuống tận đường hô hấp dưới và vào máu gây nhiều biến chứng.
Theo thói quen, khi con bị bệnh, cha mẹ thường cho trẻ sử dụng kháng sinh. Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của kháng sinh trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nhưng việc lạm dụng thuốc có thể khiến bé gặp phải 2 vấn đề. Một là dùng kháng sinh thường xuyên sẽ gây nhờn thuốc, kháng thuốc, từ đó việc chữa trị bệnh ngày càng khó khăn. Hai là chịu tác dụng phụ từ thuốc kháng sinh, dễ gặp nhất là rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng: nôn, trớ, đau bụng, đi ngoài sống phân hoặc tiêu chảy, táo bón. Rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ dẫn đến tổn thương và thiếu khả năng sản sinh niêm mạc ruột, không hấp thụ được dưỡng chất, mất cảm giác thèm ăn dẫn đến biếng ăn. Theo đó, giải pháp then chốt là cha mẹ phải chủ động tăng cường sức đề kháng nội sinh cho trẻ, giúp bé chống lại bệnh tật.