Phân biệt viêm hô hấp trên và dưới dựa vào cấu trúc cơ thể
Sở dĩ phải phân biệt viêm hô hấp trên và dưới bởi vì hai căn bệnh này có cách điều trị khác nhau.
Bệnh đường hô hấp ở trẻ được chia thành 2 loại là viêm đường hô hấp trên và viêm đường hô hấp dưới. Thực chất, sự phân chia này là do cấu tạo của hệ hô hấp ở người.
- Trẻ bị viêm hô hấp trên – cặn bệnh thường gặp khi trở mùa
- Những dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh viêm phổi ở trẻ em
- Tình trạng trẻ bị viêm đường hô hấp cấp ngày càng gia tăng
Hệ thống hô hấp và phân biệt viêm hô hấp trên và dưới
Cơ quan hô hấp là phần quan trọng để duy trì sự sống của con người, là cơ quan trao đổi khí giữa cơ thể và mội trường bên ngoài. Hệ hô hấp do đường hô hấp và 2 lá phổi cấu tạo nên, phần sụn nhẫn của cuống họng sẽ phân ra đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới.
Đi từ phần trên cơ thể xuống, đường hô hấp trên gồm xoang, khoang mũi, vòm họng, thanh quản và thanh môn. Đường hô hấp trên giống như 1 lá chắn để ngăn cản dị vật rơi vào hệ hô hấp. Đồng thời phần lông mũi sẽ giúp lọc bụi bẩn từ không khí khi phổi hít vào.
Bắt đầu từ sụn nhẫn trở xuống, đường hô hấp dưới gồm khí quản, tiểu phế quản và các phế nang trong phổi. Không khí đi từ đường hô hấp trên xuống đường hô hấp dưới và quá trình trao đổi khí diễn ra ở 2 lá phổi.
Viêm hô hấp trên tức là tình trạng viêm nhiễm, tổn thương các cơ quan thuộc đường hô hấp trên và tương tự với viêm hô hấp dưới.
Một số bệnh viêm đường hô hấp trên và dưới
Viêm hô hấp trên:
Bệnh này thường là virus, vi khuẩn (Á cúm, vi khuẩn hợp bào RSV,…) gây ra. Viêm hô hấp trên thường gặp ở trẻ em gồm viêm họng, viêm mũi hay cảm cúm. Một điều cần lưu ý là bệnh viêm đường hô hấp trên do virus có thể sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày tùy theo phản xạ của cơ thể.
Viêm hô hấp dưới:
Một số bệnh viêm hô hấp dưới phổ biến là viêm khí quản và viêm phổi. Với bệnh viêm hô hấp dưới thì phải cần dùng thuốc kháng sinh để chữa trị dứt điểm vì có nguy cơ biến chứng rất cao và có thể gây tử vong cho trẻ.
Cách xử lý
Mức độ nguy hiểm của viêm hô hấp dưới không thể xem thường, cần phải được sự hướng dẫn và chữa trị của bác sĩ. Cha mẹ không được tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh vì nếu không dùng đúng loại có thể khiến vi khuẩn kháng thuốc.
Để phòng tránh bệnh viêm hô hấp cho trẻ, phụ huynh nên hạn chế cho trẻ ngủ trong không gian quá lạnh vào ban đêm, không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá và bụi bẩn. Tránh để trẻ chơi đùa với những trẻ bị viêm hô hấp khác vì bệnh có thể lây lan qua không khí ở cự ly ngắn hoặc nước mũi và nước bọt.
Hy vọng bài viết sẽ giúp được bậc cha mẹ phân biệt viêm hô hấp trên và dưới để có cách xử lý phù hợp nhất khi trẻ mắc phải 2 căn bệnh này vào những dịp trở mùa.