Nguyên nhân của triệu chứng trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là hiện tượng bình thường và xuất hiện ở giai đoạn 3 tháng sau sinh. Cha mẹ hãy nắm những điều cơ bản sau đây để hiểu rõ hơn về triệu chứng này.
- Thực hư chuyện trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là do mẹ sinh mổ?
- Kích thước thật của dạ dày trẻ sơ sinh
- Phân biệt viêm hô hấp trên và dưới dựa vào cấu trúc cơ thể
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Nguyên nhân của hiện tượng trẻ sơ sinh bị nấc cụt là động thái co thắt không tự chủ của cơ hoành, không khí đưa vào bị ngắt quãng, ngưng đột ngột khiến thanh môn đóng lại. Triệu chứng nấc cụt có thể xảy ra vài lần trong ngày và thường kéo dài ít phút. Bạn phải biết rằng nấc cụt là phản xạ của thần kinh từ khi còn trong bào thai để vận hành hệ hô hấp của trẻ.
Sau khi sinh ra, trẻ bị nấc cụt là đương nhiên và có thể nấc cụt bất cứ lúc nào, tần suất nhiều ngay khi mới sinh, giảm dần sau 1 tuổi. Những khi trẻ thay đổi tư thế ngủ, lúc ăn hay nóng lạnh đều có thể nấc cụt.
Cha mẹ cần lưu ý trẻ sơ sinh bị nấc cụt một vài lần trong ngày là hiện tượng hết sức bình thường nên không cần điều trị gì cả, triệu chứng tự nhiên này sẽ giảm dần sau đó.
Cách giảm triệu chứng trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Để hạn chế tình trạng này cần cho bé ăn đúng giờ, nhưng không ăn quá no. Nếu trẻ sơ sinh còn bú bình hoặc bú mẹ thì không để trẻ bú quá nhanh sẽ làm cơ hoành co thắt. Sau khi bú, bế trẻ và đặt đầu trẻ trên vai khoảng 10 phút.
Nếu quá lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh bị nấc cụt lâu mà không giảm thì có thể cho trẻ uống vài thìa nước hay bú mẹ. Vỗ nhẹ lưng bé cho đến khi bé ợ được mới đặt xuống.
Ngoài ra còn một số phương pháp dân gian chữa chứng trẻ sơ sinh bị nấc cụt mà cha mẹ có thể áp dụng:
- Dán một mẩu giấy lên trán, vùng giữa 2 chân mày để trẻ hết nấc cụt.
- Bế trẻ lên và dùng ngón tay vuốt nhẹ trên môi hay mang tai của trẻ khoảng 60 lần. Làm cho trẻ khóc to cũng là cách hiệu quả để dứt triệu chứng nấc cụt vì thực quản sẽ giãn ra, cơ hoành được giải tỏa cơn co thắt.
- Lấy 2 ngón tay bịt lỗ tai trẻ khoảng 30 giây hoặc dùng 2 ngón trỏ bịt cánh mũi trẻ 2-3 giây và lập lại liên tục khoảng 20 lần.
- Cho trẻ uống từng hớp nước liên tục để dừng cơn nấc cụt.
- Ngậm ít đường trên đầu lưỡi cũng là phương pháp hữu hiệu để giảm chứng trẻ sơ sinh bị nấc cụt.
- Thay núm vú cho trẻ nếu như trẻ bú bình vì núm giãn quá to sẽ khiến không khí vào nhiều dẫn đến nấc cụt.
- Dùng khăn sạch chấm ít mật ong và đưa vào đầu lưỡi, miệng trẻ cũng giảm nấc cụt, đồng thời giúp trẻ hết tưa lưỡi.
Lưu ý rằng nếu như trẻ sơ sinh bị nấc cụt liên tục trong 3 tiếng thì phải đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám và tìm nguyên nhân cụ thể.