Thực hư chuyện trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là do mẹ sinh mổ?
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là nổi ám ảnh của không ít bậc làm cha làm mẹ, và nhiều người cho rằng trẻ em sinh mổ thường có khả năng mắc bệnh này cao hơn so với trẻ sinh thường.
Một đọc giả Nguyễn Thị A chia sẻ rằng: “Bé nhà tôi đã được hơn 2 tuổi và được sinh bằng phương pháp mổ, thường xuyên bị khò khè, nghẹt mũi. Nhiều người quen bảo rằng do bé sinh mổ nên đường hô hấp yếu hơn so với những trẻ tự nhiên”.
- Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả
- Bé bị sổ mũi, nghẹt mũi thì nên dùng siro nào tốt?
- 4 mẹo mẹ nên áp dụng khi con bị sổ mũi và nghẹt mũi
Thục hư thông tin trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có nguyên nhân từ mẹ sinh mổ
Sở dĩ nhiều người cho đó là nguyên nhân bởi dân gian truyền miệng rằng trẻ em sinh bằng phương pháp mổ sẽ có sức khỏe kém. Cụ thể, bởi vì người mẹ không dùng sức rặn để sinh con nên không thể nào ép được nước trong phổi của trẻ sơ sinh ra ngoài. Đó chính là nguồn gốc dẫn đến phổi của trẻ sinh mổ không khỏe và dễ bị mắc các bệnh về hô hấp, đặc biệt là bị khò khè, nghẹt mũi sau khi sinh. Tuy nhiên, tất cả những điều này là suy đoán của dân gian và theo khoa học thì thế nào?
Thạc sĩ – Dược sĩ Trần Thanh Tú (Giảng viên trường y tế Asean) cho biết vẫn chưa có kết luận khoa học nào chứng minh rằng trẻ em sinh bị nghẹt mũi là do sinh mổ và có nguy cơ bị bệnh hô hấp cao hơn những trẻ khác. Không phải trẻ sinh mổ nào cũng bị khò khè, nghẹt mũi như trường hợp của đọc giả trên.
Nghẹt mũi có nhiều nguyên nhân như thời tiết, trẻ bị viêm phổi,… Tuy nhiên dược sĩ nói thêm rằng những trẻ sinh bằng phương pháp mổ sẽ có sức đề kháng nói chung kém hơn so với những trẻ sinh bằng phương pháp tự nhiên. Chính vì thế, bậc cha mẹ nên lưu ý, chăm sóc kỹ và quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của những đứa trẻ này.
Điều trị trong trường hợp trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Bên cạnh đó, dược sĩ cũng đưa ra lời khuyên để trị chứng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Đối với trẻ sơ sinh, kích thước lỗ mũi khá nhỏ nên khi bị cảm hay sổ mũi khiến cho trẻ thở ra tiếng khò khè. Điều cần làm lúc này là nhỏ vài giọt nước muối sinh lý để đường thở của bé thông thoáng hơn. Tốt nhất là làm từ 3 đến 5 lần một ngày vừa vệ sinh mũi vừa giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi cho trẻ. Cụ thể, đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, cha mẹ cần nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào từng bên mũi và chờ trong giây lát sau đó làm sạch mũi.
Đối với những trẻ lớn tuổi thì có thể hướng dẫn trẻ bịt một bên mũi và hỉ ra bên kia để làm sạch. Tuy nhiên chú ý rằng tránh để trẻ hỉ quá mạnh sẽ dễ khiến màng nhỉ tai bị áp lực và rách. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng dụng cụ hút mũi theo hướng dẫn của bác sĩ.
Một số điều khác cần lưu ý khi điều trị trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là tuyệt đối không hút mũi bằng miệng vì sẽ lây lan mầm bệnh sang cho trẻ. Không dùng bất kỳ loại thuốc nào nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ bởi có thể dẫn đến tình trạng nặng hơn nếu như dị ứng hoặc ngộ độc thuốc.