Trẻ dưới 1 tuổi bị sổ mũi và cách chữa trị an toàn nhất
Sổ mũi gây ra không ít khó chịu và bất tiện trong cuộc sống của trẻ nhỏ. Đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi bị sổ mũi còn khiến cha mẹ đau đầu hơn bởi trẻ quấy khóc nhiều hơn và không thể dùng kháng sinh.
- Phòng ngừa sổ mũi cho trẻ nhỏ thế nào là tốt nhất?
- Triệu chứng sổ mũi dẫn đến viêm tai giữa nếu như không điều trị
Bên cạnh đó, trẻ dưới 1 tuổi bị sổ mũi dễ bị biến chứng nếu như chữa trị không đúng cách hoặc cha mẹ lơ là để bệnh kéo dài mãi không dứt. Hãy cùng điểm qua những cách làm giảm nhanh chứng sổ mũi của trẻ dưới 1 tuổi vừa an toàn vừa hiệu quả.
Vệ sinh mũi bằng nước muối
Đây được xem là cách an toàn và hiệu quả nhất để làm giảm chứng trẻ dưới 1 tuổi bị sổ mũi. Tuy nhiên lưu ý rằng phải rửa mũi trẻ bằng nước muối sinh lý (Natri Clorid 0,9%) và dùng dụng cụ hút mũi để đảm bảo vệ sinh. Còn những trẻ trên 1 tuổi đã ý thức được thì cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ hỉ mũi sau khi làm loãng dịch mũi bằng nước muối sinh lý.
Lưu ý thêm rằng phải nhỏ mũi trẻ bằng nước muối được bán sẵn chứ không nên tự pha nước muối bằng muối ăn. Ngoài ra cũng không nên dùng nước tỏi để nhỏ mũi theo dân gian lưu truyền. Đồng thời cấm kỵ việc dùng miệng hút mũi khi trẻ dưới 1 tuổi bị sổ mũi vì nó có thể khiến trẻ mắc thêm nhiều vi khuẩn từ miệng cha mẹ.
Cho trẻ dưới 1 tuổi bị sổ mũi dùng siro
Nếu ngại các loại thuốc kháng sinh thì bậc phụ huynh có thể cho trẻ dùng siro trị sổ mũi. Tuy nhiên chỉ áp dụng với những trẻ trên 3 tháng tuổi. Siro trị sổ mũi có thể làm giảm các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi và làm thông thoáng đường thở của trẻ. Đặc biệt, các dạng siro trị ho hiện nay đều có vị ngọt và thơm nên rất dễ uống và trẻ thường không từ chối việc dùng thuốc. Liều dùng thích hợp cho trẻ dưới 1 tuổi là cách nhau 4 tiếng cho 1 lần uống, mỗi lần dùng khoảng 3-8ml dung dịch siro.
Tinh dầu tràm giảm sổ mũi
Theo chuyên gia, dùng tinh dầu tràm xoa vào lồng bàn tay, bàn chân, quanh cổ và ngực có thể giữ ấm. Nó có thể tránh gió và bảo vệ trẻ trước những căn bệnh thông thường như cảm lạnh, trúng gió. Ngoài ra, tinh dầu tràm giúp đường thở trẻ thông thoáng nên mỗi khi trẻ nghẹt mũi thì cha mẹ dùng ngón tay thoa dầu và đưa lên mũi trẻ.
Biện pháp xông hơi
Trường hợp trẻ dưới 1 tuổi bị sổ mũi thì cha mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp xông hơi. Hãy lấy ít lá xả, trà xanh hay đơn giản hơn là nước để xông mũi cho trẻ. Lượng hơi nóng vá tinh dầu trong các loại lá này sẽ giúp đường mũi sạch sẽ, thông thoáng hơn. Đồng thời, hiệu quả còn nhiều hơn thế nữa khi có thể phòng ngừa các chứng bện viêm hô hấp, viêm phế quản. Và lưu ý khi tình trạng sổ mũi kéo dài quá lâu không thuyên giảm thì phải đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra nguyên nhân và có phác đồ điều trị cụ thể hơn.