Phòng ngừa sổ mũi cho trẻ nhỏ thế nào là tốt nhất?
Việc trẻ cứ tái đi tái lại chứng sổ mũi khiến không ít bậc phụ huynh đau đầu bởi vừa tội cho trẻ vừa cực thân bố mẹ. Vậy hãy phòng ngừa sổ mũi suốt năm để có thể yên tâm hơn.
- Triệu chứng sổ mũi dẫn đến viêm tai giữa nếu như không điều trị
- Tình trạng trẻ hắt hơi sổ mũi có nên dùng thuốc hay không?
Gần đây, một độc giả chia sẻ tình trạng của con mình mà cũng là tình trạng chung của nhiều trẻ em khác. Theo đó, con trai chị đã 4 tuổi nhưng vẫn bị sổ mũi “định kỳ” khiến sức khỏe trẻ suy yếu. Trước đó, chị cùng gia đình sống nghệ An, thời tiết chuyển mùa lạnh là bé lại sổ mũi. Sau đó, gia đình chuyển vào miền Nam sinh sống, tưởng chừng bệnh sổ mũi sẽ bị cắt đứt nhưng kết quả lại hoàn toàn khác. Sau 2 năm sống tại đây, con trai chị vẫn sổ mũi như thường và đọc giả này muốn xin lời khuyên của bác sĩ để phòng ngừa sổ mũi cho trẻ hiệu quả nhất.
Lời giải đáp từ chuyên gia
Theo bác sĩ chuyên khoa hô hấp nhi, mũi và họng là 2 cơ quan dễ mắc bệnh nhất trên cơ thể bởi chúng tiếp xúc với mầm bệnh thường xuyên như khói, bụi, vi khuẩn, vi rút,… Đặc biệt không khí ô nhiễm hiện nay chính là tác nhân khiến bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ ngày càng gia tăng, mà đặc biệt là chứng sổ mũi. Theo một số thống kế thì trẻ dưới 5 tuổi có thể mắc bệnh hô hấp trên 1 lần trong 1 tháng.
Nói về sổ mũi thì chuyên gia cho biết bệnh lý này không nguy hiểm nhưng không xử lý đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường như viêm xoang, viêm phổi,… Ngay khi trẻ có biểu hiện trở nặng thì cần đưa đến bệnh viện nhanh chóng.
Và sau đây là những cách phòng ngừa sổ mũi cho trẻ
Trước hết, cha mẹ cần nên nhớ là phải vệ sinh tai, mũi, họng cho trẻ thường xuyên bằng dung dịch nước muối sinh lý. Có thể chọn dạng xịt hoặc dạng nhỏ mũi được bán tại hiệu thuốc và tuyệt đối không tự ý pha nước muối để dùng. Bởi vì hàm lượng không đạt chuẩn có thể khiến niêm mạc mũi trẻ bị tổn thương. Ngày vệ sinh mũi trẻ 2 lần nhẹ nhàng bằng nước muối và đặc biệt sau khi trẻ tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi.
Ngoài vệ sinh mũi thì chăm sóc răng miệng cũng rất quan trọng. Đánh răng đều đặn 2 lần trong ngày và súc miệng bằng nước muối để ngừa các bệnh răng miệng hoặc viêm họng. Bởi chúng cũng gây chứng sổ mũi ở trẻ nhỏ.
Đeo khẩu trang ở những nơi công cộng, đông người và xe cộ để tránh hít phải bụi bẩn.
Không nên lơ là trong chế độ ăn uống, bổ sung cho trẻ đủ 4 nhóm chất để nâng cao sức đề kháng.
Hạn chế cho trẻ thức khuya, tập thói quen ngủ trước 10h tối.