Bậc phụ huynh cần phải làm gì khi trẻ bị sổ mũi kéo dài?

Bệnh đường hô hấp như cảm, ho, viêm họng hay sổ mũi thường bùng phát vào thời điểm mùa mưa. Bệnh thường sớm khỏi nếu điều trị kịp thời tuy nhiên không ít trường hợp trẻ bị sổ mũi kéo dài không hết. Vậy cha mẹ cần phải làm gì?

trẻ bị sổ mũi kéo dài

Trẻ bị sổ mũi kéo dài khi thời tiết giao mùa

Nguyên nhân trẻ bị sổ mũi

Có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng sổ mũi như viêm mũi, viêm phế quản, viêm họng hay trầm trọng nhất là viêm phổi. Sổ mũi khiến trẻ cảm thấy khó thở, khó chịu và mệt mỏi. Và tình trạng trẻ bị sổ mũi kéo dài (kèm dịch mũi xanh) còn nguy hiểm hơn rất nhiều bởi nó có thể là triệu chứng của viêm xoang. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm nhiễm lây lan sang các cơ quan khác như tai giữa, mắt hay thậm chí là não.

Xử lý thế nào khi trẻ bị sổ mũi kéo dài?

Ngay khi phát hiện trình trạng sổ mũi kéo dài quá 3 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc dịch mũi đổi màu lạ thì đưa trẻ đến bệnh viện. Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân chính gây ra triệu chứng này và có cách điều trị hợp lý. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ vì có thể làm cho tình trạng tệ hơn nhiều.

Phương pháp điều trị

Trong quá trình điều trị, bậc phụ huynh phải phối hợp cùng với bác sĩ chăm sóc trẻ an toàn tại nhà. Chú ý môi trường xung quanh nơi ở, đảm bào rằng không khí trong lành, không ám khói. Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin và các khoáng chất.  Ngoài ra, có thể bổ sung thêm một số gia vị tốt cho bệnh sổ mũi, cảm cúm như lá tía tô, hành, kinh giới,… (cho vào cháo hoặc súp).

điều trị trẻ bị sổ mũi

Điều trị trẻ bị sổ mũi

Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Cách làm: Để trẻ nằm nghiêng, bơm nước muối bằng xilanh một bên mũi cho nước chảy xuống mũi còn lại rồi tiếp tục với mũi kia bằng cách tương tự.

Thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị được xem xét sau cùng khi trẻ bị sổ mũi kéo dài bởi chúng rất nguy hiểm cho trẻ. Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh thích hợp khi sổ mũi kéo dài hơn 2 tuần không dứt.

Phòng ngừa sổ mũi cho trẻ

Với bậc cha mẹ từng có kinh nghiệm chăm sóc trẻ sổ mũi thì căn bệnh này không đáng lo ngại nhưng với những cha mẹ mới có con thì nó có thể là nỗi ám ảnh đấy. Nhìn nước mũi trẻ chảy ròng, thở khó thì ai mà không lo lắng. Chính vì thế mà phòng bệnh vẫn là cách tốt nhất để tránh nỗi sợ này.

Ăn ngủ điều độ

Bạn có biết nếu ngủ đủ giấc thì hệ miễn dịch của bé được tăng cường hay không? Theo bác sĩ thì hiện tại ở Việt Nam có đến 1/3 trẻ nhỏ thiếu ngủ do sự nhầm lẫn của cha mẹ.

Thông thường trẻ sơ sinh phải ngủ hơn 18 tiếng 1 ngày, trong khi đó trẻ từ 3-6 tuổi cần ngủ 14 tiếng và trẻ trên 6 tuổi cần giấc ngủ đủ 11 tiếng trong ngày.

chế độ ăn hợp lý với trè

chế độ ăn hợp lý với trè

Ngoài ra, chế độ ăn uống là điều kiện tiên quyết đối với tình trạng sức khỏe ở trẻ. Không chỉ riêng tình trạng trẻ bị sổ mũi kéo dài mà bất kỳ bệnh nào khác cũng sẽ được phòng ngừa tốt nếu trẻ bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.

Thói quen giữ vệ sinh cá nhân

Tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Giữ vệ sinh chân tay giúp giảm đến 80% nguy cơ mắc các bệnh ở trẻ em.

tập thói quen rừa tay cho trẻ

Tập thói quen rừa tay cho trẻ

Giữ vệ sinh chung

Không dùng chung chén bát hay đồ dùng cá nhân với trẻ để hạn chế nguồn lây nhiễm. Đảm bảo không gian rộng rãi, thoáng mát và sạch sẽ cho nơi ngủ của trẻ. Khuyến khích trẻ tập thể dục mỗi ngày cũng là điều nên làm.