Thực hư việc thuốc xịt mũi gây teo niêm mạc mũi
Chắc hẳn bạn đã từng nghe đâu đó rằng lạm dụng thuốc xịt mũi gây teo niêm mạc mũi ở trẻ em. Vậy chuyên gia nhận định như thế nào về vấn đề này?
- Trẻ dưới 1 tuổi bị sổ mũi và cách chữa trị an toàn nhất
- Phòng ngừa sổ mũi cho trẻ nhỏ thế nào là tốt nhất?
Với những người thường xuyên bị nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng thì thuốc xịt mũi chứa dexamethasone là cần thiết. Tuy nhiên, họ cũng rất hoang mang khi có thông tin cho rằng thuốc xịt mũi gây teo niêm mạc mũi, đặc biệt là ở trẻ em.
Lời giải đáp từ chuyên gia
Bác sĩ cho biết, thuốc xịt mũi chứa dexamethasone thuộc nhóm thuốc glucocorticoid (dạng xịt). Và bác sĩ sẽ đề cập đến tác dụng cũng như tác hại của loại thuốc này.
Trước hết nói về chứng viêm mũi dị dứng ở trẻ em. Đây là bệnh lý đường hô hấp khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Cơ chế gây bệnh là do hiện tượng viêm nhiễm mãn tính ở niêm mạc mũi và gây ra triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi và chảy nước mũi.
Để khắc phục những triệu chứng đó, nhiều người cầu cứu thuốc xịt mũi glucocorticoid. Nó có tác dụng điều trị tại chỗ khá nhanh chóng nên được tin dùng trong điều trị chứng viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, về lâu dài thì hiệu quả của nó rất đáng được quan tâm nhiều hơn. Cũng bởi chất glucocorticoid (bôi ngoài da hoặc dùng đường uống) đã được xác nhận rằng có thể gây ra tình trạng teo niêm mạc mũi. Tuy nhiên, theo bác sĩ thì glucocorticoid dạng xịt thì không nguy hiểm như thế.
Cụ thể, những nghiên cứu về bề dày của niêm mạc mũi khi dùng glucocorticoid dạng xịt cho thấy hầu như không có sự thay đổi bề dày niêm mạc sau khi sử dụng. Ngược lại, những người không dùng glucocorticoid dạng xịt thì bề dày niêm mạc giảm đi khá nhiều. Đó có thể là do không điều trị chứng viêm mũi dị ứng kịp thời.
Vậy nói thuốc xịt mũi gây teo niêm mạc mũi là vô căn cứ?
Dù biết rằng nghiên cứu cho thấy dùng glucocorticoid không ảnh hưởng gì đến độ dày của niêm mạc mũi nhưng cũng phải cận trọng với trường hợp trẻ em. Cái gì cũng vậy, lạm dụng là hoàn toàn không tốt. Không phải lúc nào cũng xịt mũi cho trẻ bởi như thế chẳng khác nào vô hiệu hóa bản năng của niêm mạc mũi. Hãy yên tâm sử dụng thuốc xịt mũi cho trẻ nếu như được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa và ngưng ngay khi phát bất kỳ triệu chứng bất thường nào khi dùng. Ngoài ra, để ngăn ngừa chứng viêm mũi dị ứng thì hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói bụi bẩn, phấn hoa, hoặc lông thú vật. Có như vậy thì bệnh mới nhanh khỏi và ít tái phát hơn.