Đừng nghĩ rằng không có biến chứng của viêm họng ở trẻ
Bậc phụ huynh đừng chủ quan với những biến chứng của viêm họng ở trẻ em trong thời điểm chuyển mùa hiện nay.
- Những bệnh viêm họng không dùng kháng sinh ở trẻ em?
- Nhận biết những triệu chứng viêm họng mủ ở trẻ em
Trước giờ, viêm họng được xem là bệnh lý nhẹ do vi khuẩn tấn công vào đường hô hấp trên. Tuy nhiên, vẫn có nhiều biến chứng của viêm họng ở trẻ nếu như phụ huynh không chăm sóc và điều trị tốt nhất.
Viêm họng có dễ lây lan?
Theo chuyên gia thì tác nhân chính gây bệnh viêm họng là vi khuẩn mang tên Streptococcus pyogenes thuộc nhóm liên cầu khuẩn. Nó thường sinh sôi nảy nở ở những môi trường ô nhiễm khói, bụi. Khi chúng xâm nhập vào cơ thể ngay trong thời điểm sức đề kháng yếu thì sẽ gây ra bệnh viêm họng. Nhất là vào giai đoạn chuyển mùa thì trẻ em thường mắc bệnh viêm họng. Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào sẽ làm tổn thương, sưng viêm niêm mạc họng gây đau đớn cho trẻ.
Mặt khác, vi khuẩn Streptococcus pyogenes có thể truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp (hắt xì, nước bọt). Việc ăn uống chung hoặc tiếp xúc với người bệnh cũng là một nguyên nhân lây nhiễm phổ biến.
Khi trẻ mắc bệnh viêm họng sẽ có những triệu chứng sau: đau cổ họng, ngứa họng, ho khan hoặc ho đờm, niêm mạc họng sưng và một số trẻ còn sốt nhẹ hoặc cao.
Những biến chứng của viêm họng ở trẻ không nhẹ
Với người lớn thì sức đề kháng tốt không sao nhưng trẻ em thì lại khác. Bản chất của viêm họng là bệnh dễ chữa, không quá nguy hiểm nhưng để trầm trọng sẽ dẫn đến biến chứng khôn lường. Một số biến chứng của viêm họng ở trẻ em có thể kể đến như viêm nhiễm đường hô hấp trên, nặng hơn nữa là áp xe họng, viêm phế quản hoặc viêm phổi, ngoài ra còn có thể nhiễm trùng máu.
Điều trị bệnh viêm họng ở trẻ
Để tránh biến biến chứng không mong muốn thì phụ huynh nên cho trẻ đi bác sĩ khi có dấu hiệu viêm họng. Nếu nhiễm trùng thì có thể sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình điều trị, các triệu chứng viêm nhiễm sẽ giảm nhanh trong vòng 24 tiếng và bệnh cũng khỏi dần trong hơn 1 tuần.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên lưu ý giữ gìn vệ sinh tai mũi họng cho trẻ để tránh viêm nhiễm thứ cấp. Đồng thời, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này sẽ giúp trẻ hồi phục nhanh hơn.