Nhận biết những triệu chứng viêm họng mủ ở trẻ em

Viêm họng mủ khác với viêm họng thông thường nhưng nhiều bậc phụ huynh không hề biết và cũng khá chủ quan khi trẻ mắc phải.

viêm họng mủ

Nhiều bậc phụ lơ là và chủ quan với bệnh lý này

Trẻ bị viêm họng mủ

Bệnh viêm họng mủ cũng là một dạng của viêm họng nhưng thủ phạm gây ra là vi rút hoặc vi khuẩn. Những đối tượng dễ mắc bệnh lý này thường là trẻ em, do chúng chưa có ý thức vệ sinh răng miệng hoặc bị lây nhiễm thông qua việc dùng chung dụng cụ cá nhân của người lớn. Ngoài ra, chế độ ăn uống nhiều đồ lạnh, hít nhiều khói bụi hoặc thời tiết thay đổi cũng là nguyên nhân gây viêm họng mủ ở trẻ nhỏ.

Triệu chứng của bệnh viêm họng mủ ở trẻ

Hầu hết triệu chứng của nó không khác gì so với bệnh viêm họng thông thường nhưng sẽ kèm theo một số triệu chứng khác như đau rát họng nhiều khi nuốt, cảm giác vướng víu cuống họng. Trẻ thường bị đau đầu mỗi lúc sáng và khi về chiều.

triệu chứng viêm họng mủ

Bên trong cuống họng có nhiều đốm mủ

Khi trẻ mắc chứng viêm họng mủ thì có thể quan sát thấy họng sưng rất to, đè lưỡi trẻ xuống sẽ thấy rõ các chấm mủ trên niêm mạc họng. Đặc biệt, hơi thở trẻ sẽ có mùi tanh rất khó chịu.

Xử lý thế nào khi trẻ viêm họng mủ

Tùy theo tình trạng bệnh mà có cách điều trị khác nhau nên cha mẹ không nên tự ý xử lý và mua thuốc cho trẻ uống. Những loại kháng sinh điều trị bệnh có thể khiến tình trạng trẻ nặng hơn hoặc gây hại đến các cơ quan khác trong cơ thể trẻ. Nên đưa trẻ đến bác sĩ để chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây bệnh, sau đó tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ trong khi điều trị bệnh viêm họng mủ ở trẻ em.

xử lý khi trẻ viêm họng mủ

Đưa trẻ đến bệnh viện khi có những triệu chứng bất thường như khó nuốt, đau rát cổ họng

Còn về chế động dinh dưỡng thì cũng phải lưu tâm nhiều hơn. Viêm họng mủ đồng nghĩa với việc đau rát khi nuốt nên trẻ thường biếng ăn, ngại ăn hoặc mất cả cảm giác ngon miệng. Lúc này cho trẻ ăn thức ăn lỏng, chia nhỏ bữa ăn và bổ sung nhiều nước trong ngày. Ngoài ra, trẻ bị viêm họng mủ cũng được phép sử dụng kẹo ngậm điều trị bệnh lý nhưng phải hỏi qua ý kiến bác sĩ về loại nào phù hợp nhất.

Hướng dẫn trẻ súc miệng thường xuyên bằng nước muối để tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng. Trong quá trình điều trị bệnh, nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường đông người, khói bụi để phòng tránh bội nhiễm.