Tìm hiểu những thể bệnh lao ở trẻ em thường gặp nhất

Lao phổi là căn bệnh nguy hiểm và dễ lây lan qua đường hô hấp nên. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất vì sức đề kháng còn yếu. Vì vậy cha mẹ cần phải nắm rõ những thể bệnh lao ở trẻ em để có cách phòng ngừa.

bệnh lao ở trẻ em

Bệnh lao ở trẻ em có nhiều thể khác nhau

Phân biệt viêm hô hấp trên và dưới dựa vào cấu trúc cơ thể

Trẻ bị viêm hô hấp trên – cặn bệnh thường gặp khi trở mùa

Bệnh lao ở trẻ em

Nguyên nhân trẻ em bị lao phổi là do bị lây nhiễm từ người lớn (chiếm 70%). Ngoài ra, trẻ còn có thể bị truyền nhiễm mầm bệnh từ môi trường xung quanh như trường học hoặc các nơi công cộng. Trong thời gian 10 năm sau khi khỏi bệnh, cũng có nguy cơ tái lại là 5-15% tùy thuộc vào điều kiện sống và độ tuổi của trẻ. Bệnh lao ở trẻ em gồm những thể lao như lao sơ nhiễm, lao cấp tính, lao hô hấp và lao ngoài phổi.

Tìm hiểu về các thể bệnh lao ở trẻ

Lao sơ nhiễm hay còn gọi là lao khởi đầu

Thể lao này thường xuất hiện ở trẻ 0-14 tuổi và tần suất cao với trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có thể gây biến chứng càng nặng nếu như tuổi trẻ càng nhỏ.

Lao sơ nhiễm thường không có biểu hiện rõ rệt, có chăng chỉ là những triệu chứng như cảm cúm, mệt mỏi, nóng sốt nhẹ. Thỉnh thoảng có trường hợp trẻ bị nổi ban. Chính vì thế rất khó chẩn đoán và lao sơ nhiễm thường bị bỏ sót. Đây cũng là căn bệnh tự khỏi nếu như hệ miễn dịch của trẻ khỏe mạnh.

Lao cấp tính (lao màng não, lao kê)

Đây thực chất là biến chứng của lao sơ nhiễm và có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời. Tỷ lệ mắc bệnh nhiều ở độ tuổi dưới 2 và giảm dần khi trẻ lớn hơn. Đặc biệt những trẻ không tiêm vắc-xin BCG sẽ có nguy cơ cao hơn nữa.

Lao đường hô hấp (lao màng phổi, lao phổi, lao ngoài phổi)

Lao màng phổi thường gặp ở trẻ trên 5 tuổi và khoảng 6 tháng sau khi lao sơ nhiễm. Trẻ có triệu chứng sụt cân bất thường, đau ngực, ho và người mệt mỏi, thấy tràn dịch phổi khi Xquang.

Trong khi đó, lao phổi có biểu hiện là chán ăn, sốt nhẹ vào buổi chiều, trẻ ho đờm lẫn máu.

Lao ngoài phổi là trường hợp khuẩn lao xuất hiện ở xương, màng bụng và có thể là cơ quan sinh dục.

Một số điều lưu ý về bệnh lao ở trẻ em

Những trẻ em ở vùng sâu vùng xa còn có thể mắc bệnh lao kháng thuốc. Nguyên nhân là bệnh lao ở trẻ không được chữa trị đúng cách dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng thuốc và một phần là do sức đề kháng những trẻ này quá yếu.

trẻ em nghèo có nguy cơ mắc bệnh lao

Trẻ em nghèo có nguy cơ mắc bệnh lao cao hơn

Bệnh lao ở trẻ em vẫn có thể chữa dứt điểm dù tình trạng nặng hay nhẹ, chỉ cần tuân thủ nguyên tắc trong quá trình điều trị là uống đúng thuốc, uống đủ và đặc biệt không được bỏ sót dù chỉ 1 lần.

Cách tốt nhất là phòng bệnh lao ở trẻ nhỏ bằng vắc-xin BCG. Cha mẹ cần lưu ý rằng chích ngừa lao cho trẻ thì nhất thiết phải có sẹo ở vùng da tiêm thuốc. Nếu như vết tiêm không sưng tấy và để lại sẹo thì phải đứa trẻ đến cơ sở y tế xét nghiệm cụ thể rồi tiêm lại lần nữa.

tiêm phòng vắc xin ngừa lao cho trẻ

Tiêm phòng vắc-xin ngừa lao cho trẻ

Một điều khác cũng cần lưu ý là dù tiêm vắc-xin phòng ngừa nhưng phải cho trẻ tránh xa những nguồn bệnh như những người đang bị bệnh lao hoặc đám đông nơi công cộng. Ngoài ra, cha mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ để làm giảm tối thiểu nguy cơ mắc bệnh lao cũng như một số căn bệnh hô hấp khác.