Trẻ bị sổ mũi – triệu chứng, nguyên nhân và cách xử lý
Thời tiết trở mùa là điều kiện thuận lợi dẫn đến tình trạng trẻ bị sổ mũi nên cha mẹ cần phải lưu ý và trang bị cho mình kiến thức về căn bệnh này.
Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh sổ mũi nhất do hệ thống hô hấp, miễn dịch còn kém. Nguyên nhân gây ra bệnh thường là do bụi bẩn, vi khuẩn, virus,… Sổ mũi gây ra không ít khó chịu cho trẻ và để lâu có thể dẫn đến nhiều căn bệnh đường hô hấp khác.
- Chăm sóc trẻ bị viêm mũi dị ứng và hiểu rõ cách phòng ngừa
- Thực hư chuyện trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là do mẹ sinh mổ?
Chảy nước mũi là phản xạ tự nhiên của cơ thể
Thông thường niêm mạc mũi sẽ có nhiệm vụ tiết dịch nhầy để làm ẩm không khí đi vào hệ hô hấp và đồng thời giữ lại những bụi bẩn và các loại vi khuẩn có trong không khí. Khi lớp niêm mạc bị kích thích bởi 1 số nguyên nhân sẽ tiết nhiều dịch nhầy hơn so với bình thường và người ta gọi đó là sổ mũi.
Những loại virus cúm, sởi, phế cầu khuẩn là nguyên nhân chính gây ra bệnh sổ mũi ở trẻ em. Thực tế, đây là bệnh nhẹ cho nên khi thấy kém theo những triệu chứng khó thở, khò khè, mệt người thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện vì đó có thể là những bệnh hô hấp dưới.
Cách xử lý khi trẻ bị sổ mũi
Lưu ý rằng nước mũi trẻ có màu trong là bình thường, nếu như nước mũi chuyển sang màu đục (hoặc vàng xanh) thì đưa đến bác sĩ để xác định nguyên nhân khác.
Sau đây là cách chăm sóc trẻ bị sổ mũi:
- Đặt trẻ nằm ngửa người ra sau, dùng nước muối sinh lỷ nhỏ vào mũi trẻ (1-2 giọt với trẻ nhỏ và 4-5 giọt với trẻ lớn). Nếu trẻ đã biết nghe lời thi kêu trẻ hít nhẹ để nước muối đi vào sâu bên trong khoang mũi.
- Hướng dẫn bé bịt 1 bên mũi và hỉ mạnh mũi bên kia để tống dịch nhầy bẩn ra ngoài. Nếu trẻ chưa thể hỉ mũi thì cha mẹ dùng máy hút mũi, tuyệt đối không dùng miệng hút mũi vì có thể truyền thêm vi khuẩn sang trẻ và khiến tình trạng nặng hơn.
- Cho trẻ ngủ gối đầu cao hơn để dịch nhầy không bị ứ động trong mũi. Tuy nhiên độ cao vừa phải để trẻ không mỏi cổ mỏi lưng khi ngủ.
- Trong thời gian trẻ bị sổ mũi thì hạn chế sử dụng các loại phấn thơm, nước hoa hay xịt phòng, khói thuốc lá vì dễ khiến mũi bị kích thích.
- Mặc ấm cho trẻ, đặc biệt là quấn khăn ở vùng cổ.
Nhấn mạnh 1 lần nữa, bệnh sổ mũi không phải là bệnh nguy hiểm nhưng chớ nên xem thường bởi vì để lâu không chữa trị sẽ dần đến nhiều biến chứng. Nếu thấy trẻ có triệu chứng bất thường khác phải đưa ngay đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.