Chăm sóc trẻ bị viêm mũi dị ứng và hiểu rõ cách phòng ngừa
Viêm mũi dị ứng là căn bệnh mãn tính khó chữa trị dứt điểm. Trẻ bị viêm mũi dị ứng thường nghẹt mũi, hắt hơi và chảy nước mũi. Để lâu không điều trị sẽ dẫn đến tình trạng viêm xoang, viêm họng ở trẻ.
Trẻ bị viêm mũi dị ứng thường có tần suất cao khi trời trở mùa và là căn bệnh dễ mắc phải ở bất kỳ độ tuổi nào của trẻ. Phần lớn nguyên nhân gây bệnh là do virus.
- Trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng cực hiệu quả chỉ với củ cải ngựa và giấm táo
- Bài thuốc cực hiệu nghiệm cho các bé viêm mũi họng, phế quản các mẹ ơi!
Triệu chứng khi trẻ bị viêm mũi dị ứng
Triệu chứng đầu tiên là trẻ bị ngứa mũi, hắt hơi liên tục và kém theo sốt cao (39 độ). Trẻ quấy khóc vì không thở bằng mũi do nhiều chất nhầy làm bít đường thở trên. Trẻ có thể bị tiêu chảy.
Những triệu trên thường kéo dài 3-5 ngày rồi sau đó thuyên giảm, riêng triệu chứng tiêu chảy, nôn ói sẽ kéo dài thêm 2 ngày nữa mới khỏi hẳn.
Tai mũi họng là 3 cơ quan có sự liên thông nên viêm mũi dị ứng có thể sẽ dẫn đến viêm tai giữa, thủng màn nhỉ nếu như để biến chứng quá nặng.
Chăm sóc trẻ bị viêm mũi dị ứng
Hút mũi: Dùng dụng cụ này để hút sạch chất nhầy, nước mũi từ khoang mũi của trẻ giúp thông thoáng đường thở. Tuy nhiên chỉ hút từ 2 đến 3 lần 1 ngày tuỳ tình trạng của trẻ bởi nhiều quá sẽ làm teo niêm mạc mũi.
Vệ sinh mũi cho trẻ bị viêm mũi dị ứng: Dùng nước muối sinh lý nhỏ vào 2 lỗ mũi trẻ để làm sạch. Nếu trẻ lớn đã có thể tự vệ sinh cá nhân thì nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối (cố gắng đưa sâu vào vòm họng) nhiều lần trong ngày.
Thông thường, bác sĩ sẽ không dùng thuốc kháng sinh khi trẻ bị viêm mũi dị ứng. Bệnh này là bệnh mãn tính nên không có thuốc đặc trị, bác sĩ chỉ kê đơn 1 số loại thuốc xịt mũi để thông thoáng đường thở. Điều cốt yếu là cha mẹ phải lưu ý vệ sinh kỹ đường hô hấp cho trẻ và phòng ngừa bệnh tái phát.
Phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ
- Giữ ấm tốt cho trẻ khi trời trở lạnh, đặc biệt là vùng cổ
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chó mèo
- Thường xuyên vệ sinh vùng họng, mũi của trẻ bằng nước muối sinh lý
- Định kỳ vệ sinh chăn ra, gối nệm trong nhà để đảm bảo không khí trong lành
- Lưu ý chế độ dinh dưỡng của trẻ, ngoài thịt cá cần bổ sung vitamin từ rau củ quả để tăng cao sức đề kháng
Nếu thấy triệu chứng trẻ bị viêm mũi dị ứng không thuyên giảm sau vài ngày thì phải đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn và theo dõi.