Nguyên nhân viêm VA ở trẻ em và những điều cần biết
Viêm VA ở trẻ là bệnh mũi họng hàng đầu tại Việt Nam, có đến 10% trẻ em mắc bệnh này. Chưa kể nó còn có thể tái nhiễm nhiều lần khiến trẻ gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống hay thậm chí là biến chứng nặng nề.
- Bậc cha mẹ cần phải làm gì với triệu chứng trẻ xì mũi ra máu?
- Những tác dụng nguy hiểm của thuốc giảm ho ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân dẫn đến viêm VA
Đó là quá trình viêm nhiễm cứ tiếp diễn làm cho các nang lympho tăng lên về mặt số lượng lẫn khối lượng và tạo thành VA.
Đối tượng thường mắc bệnh viêm VA là trẻ em. Theo nguyên lý tự nhiên thì khối VA sẽ tăng trưởng theo sự phát triển của trẻ cho đến khi trẻ được 15 tuổi thì nó trơn nhẵn. Thế nhưng không ít trẻ sẽ gặp trường hợp khối VA tăng trưởng quá nhiều gây viêm nhiễm và thậm chí là tắc đường thở ở trẻ. Còn về nguyên nhân khác dẫn đến viêm VA có thể kể đến là do vi rút như vi rút cúm, rhino hoặc hemophilus. Ngoài ra còn có thể do cơ địa, môi trường sống và chế độ sinh hoạt của trẻ.
Những biểu hiện viêm VA ở trẻ nhỏ
Thường bệnh lý này kéo theo những triệu chứng như sau: trẻ ho do VA tiết mủ hoặc dịch, hắt hơi, sổ mũi. Một số trẻ còn bị viêm tai hoặc viêm thanh quản đi kèm.
Những biến chứng thường gặp khi trẻ bị viêm VA
Trước hết trẻ sẽ phát triển kém hơn so với những trẻ cùng tuổi, suy dinh dưỡng, người gầy gò, mũi lúc nào cũng chảy dịch xanh. Sau đó, nặng hơn là học hành sa sút do không thể tập trung. Sau đó còn có thể bị nghẹt thở và giọng nói có phần ngọng do đường thở bị hẹp lại. Trẻ thường phải thở bằng mồm và ho khan liên tục nếu triệu chứng bệnh viêm VA trở nặng.
Ngoài ra biến chứng khác của bệnh viêm VA ở trẻ em là viêm đường hô hấp cấp hoặc thậm chí là có thể gây biến chứng xẹp lồng nhực và nguy hiểm tính mạng.
Chữa trị bệnh viêm VA thế nào
Những trẻ mắc bệnh viêm VA nhẹ thì có thể không cần dùng thuốc. Cha mẹ chỉ bổ sung dinh dưỡng và thường xuyên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý thì bệnh sẽ khỏi nhanh chóng.
Còn những trường hợp nặng thì tất nhiên phải đưa trẻ đến bác sĩ để điều trị kịp thời. Bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn cho trẻ dùng thuốc kháng sinh, giảm đau, hạ sốt,… tùy trường hợp. Nếu như viêm VA đến mức nghẹt đường thở thì bắt buộc phải can thiệp bằng cách nạo VA. Và để phòng ngừa căn bệnh viêm VA ở trẻ nhỏ phải giữ vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ thường xuyên.