Những tác dụng nguy hiểm của thuốc giảm ho ở trẻ nhỏ

Ho chính là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhắm tống những chất nhầy, vi khuẩn ra khỏi cuống họng. Xét cho cùng thì ho là triệu chứng có lợi cho trẻ khi mắc phải bệnh đường hô hấp kèm theo đàm. Và bởi hầu hết đều tồn tại những tác dụng nguy hiểm của thuốc giảm ho nên cần phải cân nhắc khi dùng. Chỉ cho trẻ uống thuốc giảm ho khi có triệu chứng ho khan, mất sức gây mệt mỏi.

tác dụng nguy hiểm của thuốc giảm ho

Vì những tác dụng nguy hiểm của thuốc giảm ho nên phải cân nhắc trước khi dùng cho trẻ nhỏ

Tại sao thuốc giảm ho lại gây hại?

Trên thị trường hiện nay, thuốc ho có 2 dạng chính là nhóm giảm ho kháng histamin và nhóm chứa alkaloid. Nhìn chung, chúng đều tác động đến hệ thần kinh trung ương.

Trước hết về nhóm thuốc chứa kháng histamin thường được dùng cho trẻ ho về đêm, chúng được bào chế dưới dạng siro. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như co giật, động kinh. Cho nên, tốt nhất là không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.

thuốc giảm hỏ cho trẻ em

Thuốc giảm ho cho trẻ em có thể gây co giật, động kinh

Trong khi đó, Alcaloid được chỉ định dùng trong những trường hợp ho khan nhưng chỉ dùng trên người lớn, tuyệt đối không phù hợp với trẻ nhỏ. Đặc biệt là trẻ hay lên cơn hen suyễn thì càng không nên bởi chất codein trong  nhóm thuốc này sẽ kích thích cơn hen tái phát. Ngoài ra, chất dextromethorphan còn có thể khiến trẻ mệt mỏi, tăng nhịp thở, chóng mặt và nôn mửa.

Cần cẩn trọng với tác dụng nguy hiểm của thuốc giảm ho

Nhìn vào những tác hại nguy hiểm trên thì chắc chắn bậc phụ huynh đã ý thức được việc không nên lạm dụng thuốc giảm ho ở trẻ nhỏ. Chỉ dùng thuốc giảm ho trong trường hợp thật sự cần thiết chẳng hạn như trẻ quá mệt vì ho, hoặc người đừ ra vì những cơn ho kéo dài không dứt. Ngoài ra, một số trường hợp khác như trẻ ho về đêm, mất ngủ, ho đến mức không thể ăn uống thì mới nên dùng thuốc giảm ho.

không tự ý cho trẻ dùng thuốc giảm ho

Không tự ý cho trẻ dùng thuốc giảm ho, nếu tình trạng nặng hãy đưa trẻ đến bác sĩ

Và một phương pháp khác để giảm thiểu những tác dụng nguy hiểm của thuốc giảm ho là sử dụng những nguyên liệu tự nhiên để chữa ho. Tắc chưng đường phèn, lá húng chanh, cam thảo đều là những thảo dược trị ho hiệu quả nhất trước khi nghĩ đến việc dùng thuốc giảm ho của Tây y. Điều quan trọng trong việc điều trị bệnh ho hấp ở trẻ là theo dõi tình trạng bệnh. Quan sát các dấu hiệu toàn thân, nếu như 1-2 ngày sau mà triệu chứng ho, sổ mũi không giảm mà còn nặng hơn thì đó chính là lúc đưa trẻ đến bệnh viện nhanh chóng để kiểm tra và can thiệp kịp thời.