Hiện tượng trẻ thiếu máu khi sốt có nguy hiểm không?
Trẻ thiếu máu khi sốt cao khiến cha mẹ lo lắng và bổ sung nhiều thực phẩm bổ máu là thật sự không cần thiết. Tại sao lại nhứ thế, hãy nghe qua lời khuyên của chuyên gia.
Quan tâm đến chế độ ăn uống của trẻ sơ sinh bị hen suyễn
Ba giai đoạn cảm cúm ở trẻ, mẹ cần nhận biết để điều trị đúng cách
Trẻ sốt và hiện tượng thiếu máu tạm thời
Sốt là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh ở trẻ nhỏ và đặc biệt là bệnh đường hô hấp. Thực chất sốt là do cơ thể đang vận động liên tục nhằm chống lại tác nhân gây bệnh. Các bộ phận trong cơ thể như mũi, cổ họng sẽ hoạt động hết công suất để tống vi khuẩn hoặc mầm bệnh ra ngoài bằng cách chảy nước mũi, hắt xì, ho,… Khi mức độ vi khuẩn gia tăng mạnh mẽ thì cơ thể thể sẽ cho bạch cầu ra ứng phó. Chính vì thế, có thể khẳng định sốt là một hiện tượng rất bình thường mỗi khi cơ thể trẻ lâm bệnh. Trẻ còn sốt có nghĩa là hệ miễn dịch vẫn còn hoạt động trơn tru.
Và bởi việc bạch cầu được cơ thể điều đi đối phó với vi khuẩn, mạch máu sẽ phình to để bạch cầu di chuyển dễ dàng nên khi xét nghiệm cho ra kết quả là trẻ bị thiếu máu. Đồng thời mỗi khi sốt, hồng cầu sẽ tạm thời nhường đất sống cho bạch cầu nên trẻ bị thiếu máu tạm thời. Thế nhưng cha mẹ đừng quá lo lắng tình trạng trẻ thiếu máu khi sốt sẽ tự khỏi nhanh chóng khi cơn bệnh của trẻ qua đi.
Không nên bổ sung các dưỡng chất bổ máu trong giai đoạn này
Thực tế, có rất nhiều phụ huynh lo lắng khi bác sĩ thông rằng trẻ thiếu máu khi sốt nên nhanh chóng bổ sung chất sắt. Tuy nhiên, không nên làm như thế bởi nó có thể gây phản tác dụng. Khi trẻ sốt là vi khuẩn và bạch cầu đang đánh nhau, bổ sung chất sắt chẳng khác nào cung cấp dưỡng chất cho các loại vi khuẩn, vi rút đó. Nó vô tình làm vi khuẩn khỏe mạnh hơn và kéo dài thời gian khỏi bệnh. Ngoài ra, khi trẻ sốt cũng không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay lập tực. Những trường hợp nhẹ thì chỉ cần đắp khăn ấm lên trán trẻ. Còn trường hợp sốt cao trên 39 độ mới nên cân nhắc cho trẻ dùng thuốc hạ sốt hoặc đưa trẻ đến bác sĩ.