Quan tâm đến chế độ ăn uống của trẻ sơ sinh bị hen suyễn

Trẻ sơ sinh bị hen suyễn gây nhiều rắc rối và lo lắng cho bậc cha mẹ bởi phải liên tục để mắt đến trẻ cũng như hồi hộp không biết bệnh tái phát lúc nào. Nhưng cha mẹ có thể giảm thiểu mức độ nguy hiểm của bệnh bằng cách lập ra chế đố dinh dưỡng hợp lý ho trẻ sơ sinh từ 0 đến 12 tháng tuổi.

trẻ sơ sinh bị hen suyễn

Trẻ sơ sinh bị hen suyễn do bẩm sinh hoặc là biến chứng của bệnh lý hô hấp

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị hen suyễn

Hen suyễn là bệnh có thể di truyền. Trẻ sẽ có nguy cơ mắc hen suyễn đến 50% nếu như gia đình có người mắc bệnh này.

Hen bẩm sinh do cơ địa trẻ nhạy cảm với nhiều loại chất, thậm chí là bụi và hương hoa,…

Trẻ sơ sinh bị hen suyễn do mẹ tiếp xúc với hóa chất nguy hại trong giai đoạn mang thai.

Không loại trừ trường hợp trẻ bị hen suyễn do béo phì, hẹp đường thở.

Những biểu hiện khi trẻ sơ sinh bị hen suyễn

dấu hiệu trẻ bị hen suyễn

Trẻ ho khi vận động hoặc bị kích ứng

Hầu hết các triệu chứng đều giống với viêm họng, viêm phổi nên bậc phụ huynh thường hay nhầm lẫn.

Lên cơn ho, không kéo dài dai dẳng nhưng lặp đi lặp lại, và đặc biệt phát sinh cơn ho liên tục khi vận động mạnh.

Khò khè: hãy để ý rằng dù làm sạch mũi trẻ, đường thở thông thoáng nhưng trẻ vẫn thở khò khè thì có nghĩa là trẻ bị hen suyễn. Ngoài ra, trẻ sẽ thở mạnh, như bị đứt hơi mỗi khi về đêm hoặc sáng sớm.

Trẻ giai đoạn 0 đến 12 tháng tuổi bị hen suyễn chăm sóc thế nào

Thông thường cách duy nhất để giảm và ngăn chặn chứng hen tái phát thì bác sĩ chỉ định dùng bình xịt có chứa thuốc giãn phế quản. Thế nhưng, sử dụng quá thường xuyên hoặc lạm dụng thì không nên chút nào.

Do đó, thiết lập chế độ dinh dưỡng là cách hiệu quả cũng như an toàn nhất với trẻ sơ sinh bị hen suyễn.

chăm sóc trẻ sơ sinh bị hen suyễn

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý

Ghi nhớ những loại thức ăn mà trẻ dị ứng và tuyệt đối tránh xa chúng để giảm thiểu tối đa việc trẻ bị kích ứng.

Trong quá trình chăm sóc trẻ, muốn bổ sung những loại thực phẩm mới thì phải cho trẻ thử từng chút một để xem có kích ứng hay không. Nhóm thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao gồm hải sản, trứng hay thậm chí là sữa bột.

Khi trẻ bước qua giai đoạn 6 tháng tuổi thì bắt đầu cho trẻ ăn dặm hợp lý. Cha mẹ phải bổ sung đủ cả chất xơ, đạm, béo và đường với tỷ lệ cân bằng.