Cha mẹ nên vui mừng khi trẻ sốt cao mà vẫn chơi đùa
Bác sĩ cho biết khi trẻ sốt cao mà vẫn chơi đùa chứ không nằm ủ rủ lại là một dấu hiệu tốt và không cần phải lo lắng.
- Đã vào mùa dịch tay chân miệng khi sốt xuất huyết vẫn chưa hạ nhiệt
- Cha mẹ phải làm thế nào khi trẻ ho do sốt siêu vi?
Lo lắng của phụ huynh khi trẻ sốt cao và co giật
Nhiều đọc giả đã chia sẻ những câu chuyện cũng như sự sợ hãi khi trẻ bị sốt vì mắc bệnh sốt xuất huyết hay tay chân miệng. Đặc biệt, đang trong giai đoạn mùa dịch thì vấn đề đó càng được chia sẻ nhiều hơn. Bậc phụ huynh muốn hỏi ý kiến bác sĩ về cách chăm sóc trẻ sốt thế nào là tốt nhất. Đồng thời, phải làm thế nào để hạn chế trẻ sốt cao kèm co giật.
Lời giải đáp từ bác sĩ
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến (Bệnh viện Nhi Đồng HCM) cho biết rằng sốt là tình trạng chung khi mắc các bệnh lý như sốt xuất huyết, tay chân miệng hay đơn giả chỉ là cảm cúm thông thường. Có những trẻ thường sốt cao lên đến 39 – 40 độ C và kèm theo triệu chứng co giật nguy hiểm.
Đặc biệt, cũng có những trường hợp trẻ sốt không cao nhưng lại bị co giật. Với những đối tượng này thì cần phải theo dõi kỹ nhiệt độ cơ thể và cho trẻ dùng thuốc hạ sốt ngay khi tăng quá 0,5 độ so với cột mốc 38 độ C. Nhóm trẻ thường hay bị sốt cao co giật là từ 6 tháng đến 5 tuổi. Tuy nhiên, vẫn cần đề phòng sốt co giật với những trẻ trên 5 tuổi.
Những trường hợp sốt co giật
Sốt cao và co giật sau 24h kể từ khi phát sốt được xem là lành tính và trẻ sẽ tự khỏi cũng như không để lại di chứng. Tuy nhiên, tình trạng co giật có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý đang có chuyển biến xấu sang viêm não hoặc viêm phổi chẳng hạn. Dù trường hợp nào thì bậc phụ huynh cũng nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nhất.
Về thuốc hạ sốt, phụ huynh nên lưu ý rằng thuốc sẽ phát huy tác dụng sau 1h sau khi uống. Vì thế không nên nôn nóng, hãy kiên nhẫn và đồng thời dùng khăn ấm lau cơ thể trẻ để hạ nhiệt. Những khu vực cần làm mát là nách, bẹn của trẻ. Cũng nên nhớ rằng động thái lau mát cơ thể bằng nước ấm phát huy hiệu quả nhiều nhất trong 30 phút ngay sau khi cơn sốt bùng phát.
Một lưu ý khác là khi trẻ sốt cao mà vẫn chơi đùa là dấu hiệu đáng vui mừng. Khi trẻ vận động, mồ hôi tuôn ra ra ngoài sẽ làm giảm cơn sốt nhanh chóng. Cần dẹp ngay suy nghĩ khi trẻ bị nóng sốt thì nên nằm nghỉ ngơi. Trẻ sốt cao mà nằm ì một chỗ, không ăn không uống, nôn ói thì mới là điều đáng lo ngại đấy nhé. Đồng thời, cũng không nên ủ trẻ qua nhiều lớp quần áo khi bị sốt. Trẻ cần được tỏa nhiệt qua làn da để hạ cơn sốt.