Trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ, có đáng lo ngại hay không?
Rất nhiều phụ huynh thắc mắc rằng tại sao trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ và hiện tượng này có nguy hại hay báo hiệu bệnh lý nào hay không? Hãy tìm hiểu nguyên nhân của nó để yên tâm hơn nhé!
Những tác hại của việc trẻ bị rối loạn ngôn ngữ cần biết
Cha mẹ bàng hoàng khi trẻ tử vong do hiện tượng chết đuối cạn
Trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ, nguyên nhân do đâu?
Thực tế có đến gần 70% trẻ em ở đổ tuổi 6-9 tháng mắc phải triệu chứng này và thường sẽ hết khi lớn dần lên. Có trẻ tự khỏi sau vài tuổi nhưng có trẻ bị đến 13 tuổi mới khỏi hoàn toàn.
Và các chuyên gia cho rằng trẻ lắc đầu khi ngủ là do:
- Lắc đầu để chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Nó cũng giống như thể trẻ tự ru mình vậy.
- Hành động lắc đầu là để giải tỏa năng lượng trong cơ thể nếu như dư thừa.
- Đồng thời đó cũng có thể là do trẻ đang mọc răng hoặc đau tai.
Hiện tượng này có đáng lo ngại không?
Không chỉ lúc bắt đầu ngủ mà ngay cả khi trẻ thức dậy cũng lắc đầu liên tục và mặt nhăn nhó khiến phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên chẳng có gì đáng lo ngại nếu như con bạn vẫn phát triển bình thường. Đó đơn giản chỉ là cách trẻ giải phóng năng lượng để chìm vào giấc ngủ sâu hơn mà thôi. Cần lưu ý, khi trẻ lắc đầu và dụi mắt liên tục thì trẻ đang muốn báo hiệu với bạn rằng cơn buồn ngủ đã đến. Lúc này hãy dỗ trẻ chốc lát thì trẻ sẽ ngủ ngay chứ không cần phải lo lắng quá nhiều.
Ngoài ra, trẻ lắc đầu còn có thể do hiện tượng rối loạn vận động nhịp nhàng. Tức trẻ thường có xu hướng lặp đi lặp lại một hành động trong lúc ngủ. Trẻ có thể đung đưa tay, chân, vặn người, lắc đầu. Thế nhưng theo bác sĩ thì hiện tượng này cũng bình thường và đó là cách trẻ tự ru mình khi ngủ.
Còn những trường hợp trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ kèm theo một số triệu chứng như mắt lờ đờ, không thích giao tiếp hoặc phản kháng với các cử chủ âu yếm của cha mẹ thì phải đưa trẻ đi khám ngay.
Cần phải làm gì khi trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ
Như đã nói ở trên, hiện tượng này là biểu hiện sinh lý rất bình thường nên không cần lo lắng quá mức. Thực chất, lo lắng hoặc quan tâm đến nó quá nhiều chỉ khiến nó kéo dài hơn ở trẻ nhỏ. Lời khuyên của chuyên gia là phớt lờ triệu chứng đó nếu như thấy trẻ vẫn vui vẻ và chơi đùa bình thường. Thường xuyên tương tác, vỗ về trẻ bằng những hành động tình cảm sẽ giúp trẻ phát triển cảm xúc toàn diện hơn.