Những tác hại của việc trẻ bị rối loạn ngôn ngữ cần biết
Một số trẻ bị rối loạn ngôn ngữ trong giai đoan đầu đời và hoạt động giao tiếp kém hơn so với trẻ bình thường. Tuy nhiên, cha mẹ thường không phát hiện sớm khiến dẫn đến tình trạng trẻ tự kỷ.
Bệnh lao sơ nhiễm thường xuất hiện ở trẻ em dưới 5 tuổi
Bạn đã từng nghe qua hội chứng thiên thần ở trẻ?
Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ và độ tuổi thường mắc
Sau 1 năm tuổi là thời điểm mà trẻ bắt đầu học nói chuyện. Theo chuyên gia thì trong giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi thì trẻ sẽ học khoảng 300 từ vựng để có thể giao tiếp tốt nhất. Thế nhưng, không ít trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận vốn từ và gây cản trở quá trình giao tiếp của trẻ. Người ta gọi đó là chứng rối loạn ngôn ngữ và nó ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập cũng như sinh hoạt của trẻ nhỏ. Tình trạng trẻ khó biểu đạt cảm xúc do không có vốn từ kéo dài sẽ khiến trẻ ít bộc lộ suy nghĩ, và tự kỷ.
Triệu chứng của trẻ bị rối loạn ngôn ngữ
Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ có những dâu hiệu sau:
- Nói lắp, nói ngọng và chậm nói hơn trẻ bình thường.
- Câu cú không được hợp lý, sai ngữ pháp và ngại giao tiếp.
- Trẻ hay tự nói chuyện 1 mình, nói những lời vô nghĩa.
- Khi cha mẹ đọc sách hay kể chuyện cho bé nghe thì bé lơ là không chú tâm.
- Nếu trẻ hơn 3 tuổi nhưng khó biểu đạt suy nghĩ bằng câu hoàn chỉnh thì nguy cơ bị rối loạn ngôn ngữ khá cao.
- Trẻ thường nhại lại lời của người khác.
Tại sao trẻ bị rối loạn ngôn ngữ
Hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định nguyên nhân cụ thể dẫn đến hiện tượng này ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên nhiều giả thuyết đưa ra có thể là do di truyền, khuyết tật não bộ bẩm sinh,…
Một số thông tin khác cho biết rằng trẻ bị rối loạn ngôn ngữ do cha mẹ để trẻ xem ti vi nhiều hoặc tiếp xúc với đồ công nghệ. Việc trẻ chú tâm vào những thứ này khiến chúng không thích chơi với bạn bè cùng trang lứa và có xu hướng thích ở một mình nên khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ kém.
Phòng ngừa rối loạn ngôn ngữ
Để hạn chế tình trạng nguy hại này thì giai đoạn 1-3 tuổi không được cho trẻ tiếp xúc nhiều với tivi, máy tính, điện thoại,… Trong giai đoạn này hãy thường xuyên tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp bằng lời, dạy trẻ nói,… Liên tục so sánh với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ cùng tuổi để kịp thời phát hiện trẻ bị rối loạn ngôn ngữ. Ngay khi nhận biết bất kỳ triệu chứng nào của bệnh thì hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay để tìm cách giải quyết sớm nhất có thể.