Tình trạng trẻ chảy máu mũi có nguy hiểm hay không?
Trẻ chảy máu mũi có thể là hiện tượng chảy máu cam đơn thuần nhưng đôi khi lại là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm.
Chắc có lẽ trong quá trình chăm con thì cũng ít nhất 1 lần, bậc phụ huynh hoang mang khi thấy trẻ chảy máu mũi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Viêm mũi dị ứng
Bệnh lý viêm mũi dị ứng có thể khiến trẻ chảy máu mũi do niêm mạc mũi bị tổn thương hay bị trầy xước. Ngoài ra một số bệnh đường hô hấp do vi khuẩn, vi rút gây ra cũng làm cho trẻ rơi vào tình trạng đáng lo lắng này.
Trường hợp cơ địa trẻ quá nhạy cảm
Thực tế cho thấy không ít người có niêm mạc mũi cực kỳ nhạy cảm, chỉ một cái ngoáy nhẹ cũng đủ khiến mũi chảy máu. Dị tật bẩm sinh, vẹo vách ngăn mũi cũng là một trong những nguyên nhân mà nhiều người không ngờ đến.
Trẻ chảy máu mũi không rõ nguyên nhân
Cũng không hiếm trường hợp, đột nhiên trẻ chảy máu mũi sau khi hắt xì hoặc sau khi đi ngoài trời nắng. Hầu hết những trường hợp này máu chảy không nhiều, chỉ nhỏ giọt và tự cầm máu nhanh chóng nhưng có thể tái phát nhiều lần sau đó. Các chuyên gia cho rằng rất có thể sự biến đổi thời tiết hay áp suất khí quyển là nguyên nhân gây triệu chứng lạ này.
Do những bệnh lý nguy hiểm
Ung thư vòm họng hiếm khi xuất hiện ở trẻ em nhưng không phải không có. Khi mắc bệnh này, trẻ chảy máu mũi màu đỏ tươi mỗi lần hắt xì hay hỉ mũi mạnh. Các triệu chứng đi kèm là nhức đầu, chóng mặt, ù tài và nổi hạch cổ (giai đoạn cuối).
Khối u lành tính vòm họng cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chảy máu mũi. Thông thường máu chảy ồ ạt thành dòng và dễ gây mất máu trầm trọng. Ngoài ra, bệnh còn có một triệu chứng đặc trưng là nghẹt mũi. Với khôi u lành tính thì chỉ có biện pháp duy nhất là cắt bỏ để trả lại đường thở thông thoáng cho trẻ.
Bệnh lý nặng nhất gây chảy máu mũi phải kể đến ung thư máu bạch cầu. Áp lực trong mạch máu quá cao chính là tác nhân khiến máu trào ra khỏi mũi. Trường hợp này cần phải nhanh chóng cầm máu và dùng thuốc hạ áp.
Cách xử lý
Khi trẻ chảy máu mũi thì cha mẹ phải bình tĩnh để xử lý. Dùng ngón tay bóp cánh mũi, hành động này giúp siết chặt điểm mạch. Thực hiện liên tục trong 10 phút thì có thể cầm máu. Nếu máu chảy nhiều quá hãy cho trẻ nằm xuống và gọi cấp cứu càng nhanh càng tốt.