Trẻ bị cảm cúm và top những sai lầm thường hay mắc của cha mẹ

Mùa mưa đã kéo đến đồng nghĩa với tình trạng trẻ em bị bệnh sẽ gia tăng. Thời tiết nóng ẩm thất thường khiến trẻ dễ mắc những căn bệnh như cảm cúm, ho hay nhiều dịch bệnh nặng hơn như sốt xuất huyết, tay chân miệng,… Trong đó, phổ biến nhất và hầu như trẻ nào cũng mắc phải là bệnh cảm cúm. Tuy nhiên rất nhiều bậc phụ huynh lại mắc sai lầm trong chăm sóc và điều trị trẻ bị cảm cúm.

trẻ bị cảm cúm

Cảm cúm và những quan điểm sai lầm

Tự mua thuốc

Bạn có biết rằng những loại thuốc chữa các triệu chứng chảy nước mũi, ho hay có đờm đều không có tác dụng với trẻ dưới 6 tuổi hay không? Thậm chí, dùng không đúng cách còn gây phản tác dụng và làm tổn hại đến trẻ nhỏ. Không giai đoạn này, trẻ chỉ có thể sử dụng thuốc giảm sốt dành riêng cho trẻ em và cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà nếu mắc bệnh cảm cúm thông thường.

Thuốc kháng sinh trong điều trị cảm cúm

Đây là một sai lầm mà nhiều người mắc phải khi điều trị trẻ bị cảm cúm. Bác sĩ cho biết rằng thuốc kháng sinh chỉ tiêu diệt được vi khuẩn nhưng cảm cúm là do vi rút gây ra, nó khác với chủng vi khuẩn. Dùng thuốc kháng sinh trong cảm cúm cũng như việc lấy thuốc nhỏ mắt trị sổ mũi vậy. Chưa kể, sử dụng thuốc kháng sinh còn mang đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như tiêu chảy, người mệt mỏi, mất cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột. Nguy hiểm hơn nữa khi gặp kháng sinh, một số vi rút có thể tiến hóa và kháng thuốc nếu như cha mẹ cho trẻ dùng bừa bãi.

trẻ bị cảm cúm không dùng kháng sinh

Không dùng kháng sinh nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ

Cảm cúm giống với cảm lạnh?

Nếu tình trạng cả hai quá nặng thì sẽ khó mà phân biệt nhưng xét về bản chất thì cảm lạnh là bệnh không để lại bất kỳ hậu quả nào cho trẻ còn cảm cúm nếu không điều trị sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Những dấu hiệu sau sẽ giúp cha mẹ nhận biết:

Cảm lạnh: các triệu chứng xuất hiện từ từ, ban đầu là ngứa, đau rát họng rồi đến hắt hơi, sổ mũi. Nặng hơn nữa là trẻ đau đầu, chảy nước mắt và cảm thấy người mệt mỏi, không còn sức.

Cảm cúm: thì đến nhanh hơn rất nhiều và các triệu chứng khi trẻ bị cảm cúm thường ập đến và trở nặng cũng rất nhanh. Bé sẽ cảm thấy đau đầu nhiều, nhức toàn thân, mệt mỏi, không muốn ăn kèm theo cơn ho khan hoặc ho đờm. Với trẻ sơ sinh còn có biểu hiện nôn ói, tiêu chảy,…

Không tiêm ngừa cảm cúm

Nhiều người cho rằng việc tiêm ngừa vắc xin bệnh cảm cúm là không cần thiết bởi nó là bệnh thông thường. Nhưng bạn có biết hàng năm có hơn vài nghìn trẻ em nhập viện vì bệnh cảm cúm và nhiều nhất là lứa tuổi dưới 5. Cho nên cần cho trẻ tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh cảm cúm mỗi năm vì có thể bùng phát thành dịch nếu chủ quan.

tiêm ngừa cảm cúm cho trẻ

Tiêm vắc xin đầy đủ để phòng ngừa trẻ bị cảm cúm

Không cho trẻ đi học vì sợ dễ nhiễm bệnh

Đây cũng là một sai lầm kinh điển với hầu hết người Việt Nam. Nhiều người cho rằng cho trẻ đi học mẫu giáo làm tăng nguy cơ mắc bệnh của trẻ. Tuy nhiên những nghiên cứu cho thấy trẻ đi học mẫu giáo lại ít bị cảm cúm hơn những trẻ ở nhà. Đó chính là kết quả của việc tiếp xúc với môi trường bênh ngoài và sức đề kháng của trẻ được gia tăng.