Tiết lộ cách điều trị dứt điểm khi bé thường xuyên sổ mũi
Nhiều em bé rất dễ bị sổ mũi, có khi kèm theo ho, sốt… và cứ phải dùng kháng sinh thì mới khỏi. Khi bé thường xuyên sổ mũi thì mẹ phải làm sao? Trong bài viết sau, các chuyên gia của CottuF sẽ hướng dẫn mẹ cách chăm sóc, điều trị khoa học để con mau khỏe và ít bị tái phát.
Bài viết khác: 5 điều cần làm ngay khi bé bị nghẹt mũi khó thở/ “Độc chiêu” chữa nghẹt mũi đơn giản cho bé đây các mẹ ơi!/ Bí quyết trị ho và sổ mũi cho trẻ không cần dùng kháng sinh
Nguyên nhân khiến bé thường xuyên sổ mũi
Thực tế là, trẻ dưới 6 tuổi đều có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, ít có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường nên chuyện trẻ bị ốm, viêm đường hô hấp 4-6 lần/năm là bình thường.
Nước ta lại có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, rất thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn tồn tại và phát triển. Nhiều gia đình chưa có thói quen vệ sinh nhà cửa định kỳ, hàng ngày rửa tay và súc miệng nước muối để ngăn ngừa lây nhiễm nên vô tình truyền bệnh cho con.
Phổ biến hơn cả là những chứng viêm đường hô hấp trong đó có hiện tượng sổ mũi, nghẹt mũi, đôi khi kèm theo ho, sốt…
Làm thế nào khi trẻ thường xuyên bị sổ mũi
Các bác sĩ khuyến cáo: ngay khi trẻ có dấu hiệu mới bị hắt hơi, sổ mũi, cha mẹ ngay lập tức dùng nước muối sinh lý để xịt, rửa, vệ sinh mũi cho con. Cách vệ sinh mũi cho bé, mẹ có thể xem tại đây.
Sau đó, cho con uống hoặc nhỏ các loại thuốc đặc trị hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi… dành riêng cho trẻ em để giảm các triệu chứng và ngăn bệnh kéo dài.
Về thuốc uống, mẹ có thể mua thuốc dạng siro như CottuF – đặc chế để giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi… cho trẻ em. So với các loại thuốc dạng viên thì siro như CottuF sẽ dễ uống cho con, tiện dùng cho mẹ.
Các mẹ có thể mua CottuF tại các nhà thuốc và trẻ dùng từ 3 tháng tuổi, liều lượng 3-8ml/lần, 3 lần/ngày.
Với các loại thuốc nhỏ mũi, kháng sinh, thuốc kháng viêm corticoid… cha mẹ nên thận trọng vì có thể gây nhiều tác dụng phụ, có hại cho mao mạch mũi hoặc gây nhờn thuốc. Tốt nhất, khi trẻ bị viêm mũi kéo dài, nước mũi màu vàng, cha mẹ nên đưa bé tới khám bác sĩ để có hướng điều trị chuyên sâu kịp thời.
Phòng ngừa để bé không bị sổ mũi thường xuyên, kéo dài
Nhìn chung, trẻ em dưới 6 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên rất dễ bị cảm, cúm, viêm đường hô hấp. Cha mẹ cần chú ý phòng bệnh hơn chữa bệnh, bằng việc:
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phòng ở. Giữ cho phòng sạch, thoáng, có ánh nắng. Có thể dùng thêm máy tạo hơi ẩm để phòng có độ ẩm dễ chịu trong những ngày nóng bức hoặc hanh khô.
- Chăm sóc, nuôi con khoa học để tránh làm suy giảm hệ miễn dịch của con.
- Giữ ấm cho con. Tránh để con tiếp xúc với người bệnh bằng cách: Luyện cho con thói quen rửa tay với xà phòng vài lần trong ngày, súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày để vệ sinh đường hô hấp, tiêu diệt vi khuẩn.
- Các gia đình nên mua sẵn cả nước muối sinh lý và siro trị hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi… để cho con dùng ngay khi chớm bệnh, tránh tình trạng viêm mũi kéo dài.