5 điều cần làm ngay khi bé bị nghẹt mũi khó thở

10% trẻ sơ sinh ở nước ta bị biến chứng viêm xoang, viêm phế quản… do cha mẹ chăm sóc, chữa trị sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở cho con không đúng cách. Vậy chăm sóc bé bị ngạt mũi, khó thở tại nhà như thế nào, mời các bạn tham khảo tư vấn sau.

Bài viết khác: Bí quyết xử lý khi trẻ bị ngạt mũi về đêm7 cách trị sổ mũi cho bé mà không cần dùng thuốc“Độc chiêu” chữa nghẹt mũi đơn giản cho bé đây các mẹ ơi!

  1. Hút mũi để làm thông thoáng đường thở

Hút, rửa mũi là việc đầu tiên cần làm ngay khi bé bị nghẹt mũi hay sổ mũi. Đa số các bé dưới 2 tuổi đều chưa thể tự xì mũi nên mẹ cần dùng dụng cụ hút mũi và dung dịch Nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9%  để vệ sinh mũi cho con.

Đây cũng là phương pháp điều trị đơn giản và an toàn nhất cho các bé sơ sinh dưới 3 tháng tuổi. Chi tiết các bước hút, rửa mũi mẹ có thể xem ở đây:  Chuyên gia hướng dẫn cách rửa mũi cho bé hiệu quả nhất

Các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý: sổ mũi, nghẹt mũi… có thể là dấu hiệu của cúm. Do đó, việc rửa mũi lúc này chỉ có ý nghĩa điều trị triệu chứng, không có tác dụng diệt trừ  hoàn toàn virus mà trẻ mắc phải.

Nếu sau khi rửa mũi vài ngày mà nước mũi của trẻ đặc hơn, chuyển màu vàng – xanh thì mẹ hãy chuẩn bị tâm lý: hiện tượng sổ mũi, nghẹt mũi có thể kéo dài tới 2 tuần nữa.

  1. Cho con uống siro để giảm triệu chứng

Nghẹt mũi, sổ mũi gây ra tình trạng khó thở; làm con gặp khó khăn khi ăn uống, vui chơi. Với trẻ từ 3 tháng tuổi, mẹ có thể dùng thuốc dạng siro như CottuF để giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi cho bé.

Ảnh 2: CottuF điều chế dạng siro có vị ngọt dễ uống

Ảnh 2: CottuF điều chế dạng siro có vị ngọt dễ uống

Siro nên được uống sau bữa ăn với liều lượng 3-8ml x 3 lần/ngày. Siro CottuF có bán rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc nên mẹ có thể mua sẵn và sử dụng song song với phương pháp Hút, rửa mũi tại nhà để con được dễ chịu.

  1. Bổ sung thêm nước cho trẻ

Bổ sung nước giúp làm loãng dịch mũi, chống mất nước để tăng khả năng chống chọi với vi trùng. Khi bị nghẹt mũi hay sốt, bé cần được cung cấp gấp đôi lượng nước bình thường.

Dịch mũi làm bé gặp khó khăn khi bú/uống nên mẹ đừng quên rửa mũi và cho con uống siro giảm nhanh triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi… để khai thông đường thở.

Mẹ có thể cho bé bổ sung nước bằng cách: cho bé bú thêm – bú không hạn chế, theo nhu cầu của bé. Nếu bé bú bình thì cần cho bé uống thêm nước giữa các cữ bú khác nhau. Ngoài ra cần bổ sung nước trái cây, ăn các loại súp lỏng, uống thêm nước lọc…

  1. Cháo/súp gà giúp bé tỉnh táo, mau khỏe

Cháo gà là bài thuốc dân gian hiệu nghiệm mỗi khi con bị ốm (cảm, cúm, ho, nghẹt mũi khó thở…) giúp con tỉnh táo, dễ thở, bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn.

Ảnh 3: Cháo gà là bài thuốc dân gian đơn giản mà hiệu nghiệm

Ảnh 3: Cháo gà là bài thuốc dân gian đơn giản mà hiệu nghiệm

Tùy theo độ tuổi của bé mà mẹ có thể nấu cháo/súp với độ nhuyễn, lỏng khác nhau bằng cách ninh gà lấy nước dùng nấu bột hoặc xay nhuyễn gà và nấu cùng gạo, rau… cho con ăn khi còn ấm.

Trong trường hợp bé không thích ăn cháo gà, mẹ có thể thử món cháo hành tây – tía tô, cũng rất hiệu nghiệm.

  1. Tạo tinh thần thoải mái cho trẻ

Các chuyên gia đều cho rằng sự quan tâm, chăm sóc với thái độ lạc quan, tích cực của cha mẹ sẽ làm giảm tác động của bệnh tật. Trong thời gian bị ốm, trẻ rất cần được vỗ về, an ủi và cảm thấy yêu thương.Cả gia đình hãy tạo bầu không khí nghỉ ngơi, thoải mái; hạn chế lo lắng và cãi vã để trẻ cũng như bố mẹ có tinh thần tốt nhất..

Cha mẹ có thể ôm ấp, đọc truyện cho con để con dễ ngủ hơ; cho con ngủ cùng phòng hoặc cùng giường để tiện chăm sóc vào ban đêm.  Đừng vì quá nghiêm khắc mà cấm con xem hoạt hình hay chương trình yêu thích.