Những điều không nên làm khi bệnh cảm cúm chớm nở

Dù biết rằng cảm cúm là bệnh lý nhẹ và không đáng ngại tuy nhiên nó vẫn có biến chứng nếu như chăm sóc trẻ không tốt. Do đó, cần phải lưu tâm đến những điều không nên làm khi bệnh cảm cúm chớm nở.

điều không nên làm khi bệnh cảm cúm

Có một số điều không nên làm khi bệnh cảm cúm

Cảm cúm khác cảm thông thường

Bệnh cảm cúm là do vi rút tấn công vào đường hô hấp và thường xảy ra ở trẻ nhỏ lẫn người lớn. Thời gian bệnh kéo dài tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Có khi chỉ mất khoảng 2 tuần là khỏi bệnh hẳn nhưng đôi khi kéo dài hơn thế nếu như hệ miễn dịch bệnh nhân kém. Cần phải phân biệt rằng cảm cúm khác với cảm lạnh thông thường vì nó diễn biến nhanh và trầm trọng hơn. Nếu như trẻ mắc bệnh cảm cúm thì sẽ có những triệu chứng sau: nhức khớp, cơ và vùng trán gần thái dương, toàn thân cũng bị uể oải, da đỏ bừng kèm theo nhiệt độ tăng cao, và chứng đau họng, sổ mũi, ho khan hoặc đờm.

Thông thường bệnh cảm cúm sẽ tử khỏi trong 7 ngày hoặc lâu hơn. Những trường hợp bệnh quá 7 ngày mà không giảm thì hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Dẫu là bệnh tự khỏi nhưng không nên vì thế mà chủ quan nhé. Vi khuẩn gây cảm cúm có thể xâm nhập vào phổi và để lại hậu quả nghiêm trọng nếu chăm sóc không tốt.

triệu chứng cảm cúm ở trẻ

Triệu chứng cảm cúm ở trẻ nặng hơn cúm thông thường

Những điều không nên làm khi bệnh cảm cúm chớm nở

Phụ huynh phải nhớ những điều không nên làm khi bệnh cảm cúm chớm nở ở trẻ em. Cho trẻ đi học tiếp tục là sai lầm, hãy để trẻ nghỉ ngơi tại nhà để nhanh chóng hồi phục và hạn chế sự lây nhiễm cho người khác.

Chế độ ăn uống cũng là yếu tố cần lưu tâm trong lời khuyên về những điều không nên làm khi bệnh cảm cúm chớm đến. Hạn chế cho trẻ dùng các chế phẩm từ sữa như bơ, pho mát. Bởi chúng chứa nhiều chất béo và hệ tiêu hóa của trẻ lúc mắc bệnh cảm bị suy yếu nên khó mà tiêu hóa tốt được. Điều này vô tình trở thành gánh nặng cho dạ dày của trẻ. Nói thế nhưng trẻ có thể uống sữa bò hoặc sữa chua để bổ sung dinh dưỡng và lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa.

Những điều cần làm khi trẻ bị cảm cúm

phòng ngừa cảm cúm cho trẻ

Phòng ngừa cảm cúm cho trẻ bằng cách rửa tay chân thường xuyên

Đảm bảo đủ chất

Tăng cường cho trẻ ăn nhiều loại rau, củ, quả chứa vitamin C để nâng cao sức đề kháng.

Bổ sung nhiều nước

Đây là điều mà hầu hết bậc phụ huynh quên lãng khi chăm sóc trẻ bị cảm cúm. Việc bổ sung nhiều nước trong ngày giúp đường hô hấp của trẻ dịu hơn và bớt kích ứng. Chưa kể, nước còn là chất xúc tác cho quá trình làm việc của hệ miễn dịch trong cơ thể.

Vệ sinh miệng bằng nước muối

Nước muối sinh lý có thể sát khuẩn vùng khoang họng và ngừa chứng viêm nhiễm thứ phát. Hãy khuyến khích trẻ súc miệng bằng nước muối nhiều lần trong ngày khi bị cảm cúm.

Rửa tay thường xuyên

Bên cạnh đó, rửa tay chân sạch sẽ cũng là cách để ngừa những loại vi rút khác tấn công cơ thể khi đang ốm. Thói quen này sẽ cực kỳ có ít cho trẻ nên hãy tập cho bé ngay từ khi còn nhỏ.