Nguyên nhân khiến trẻ và người lớn thường xuyên bị sổ mũi
Sổ mũi là triệu chứng được xem là có lợi khi mắc bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, nhiều trẻ em và người lớn thường xuyên bị sổ mũi là do đâu?
- Trẻ sổ mũi kèm đau đầu là dấu hiệu viêm hô hấp hay viêm xoang?
- Cách đơn giản trị sổ mũi cho trẻ mà nhiều phụ huynh không biết
Hãy cùng điểm qua những nguyên nhân khiến bạn thường xuyên bị sổ mũi:
Thuốc xịt mũi
Trước hết phải nói đến việc lạm dụng thuốc xịt mũi sẽ khiến bạn thường xuyên bị sổ mũi hơn. Tất nhiên là thuốc xịt mũi sẽ có tác dụng làm khô mũi trong khi điều trị một số bệnh nhưng lạm dụng sẽ mang đến những hậu quả nghiêm trọng, trong đó có tình trạng sổ mũi nặng hơn và kéo dài khó dứt.
Uống rượu bia
Đây là nguyên nhân khiến người lớn, đặc biệt là đàn ông thường xuyên bị sổ mũi. Bia, rượu chứa nhiều chất hóa học gây kích ứng niêm mạc mũi và khiến mũi tiết dịch nhầy nhiều hơn, gây ra chứng sổ mũi.
Tuyến nước bọt
Ít ai nghĩ là tuyến nước bọt khi chúng ta trưởng thành sẽ yếu đi. Chính vì thế khi ngửi thấy mùi thức ăn, cơ thể sẽ tiết dịch nhầy mũi nhiều hơn thay vì tiết nước bọt. Do đó, có một số người bị chảy nước mũi khi ngửi thức ăn hay thậm chí là phải dùng khăn giấy lau mũi trong khi ăn.
Sổ mũi do mới ngủ dậy
Bạn có biết rằng cơ thể chúng ta sẽ tiết ra ít nhất 1 lít dịch nhầy mỗi ngày ở nhiều bộ phận như xoang, niêm mạc mũi. Chúng thường tích tụ nhiều nhất trong mũi khi chúng ta ngủ. Do đó, mỗi lúc thức dậy bạn sẽ có cảm giác là mũi bị nghẹt và muốn hỉ mũi. Đây là hiện thượng bình thường nên không cần phải lo lắng.
Phụ nữ mang thai
Đối tượng phụ nữ mang thai sẽ thường xuyên bị sổ mũi do hóc môn thay đổi trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nhiều bà bầu sổ mũi do cơ thể lúc mang thai dễ dị ứng với các tác nhân gây viêm mũi.
Polyp mũi
Hãy lưu ý với những trẻ có tiền sử viêm mũi bởi chúng sẽ có nguy cơ mắc chứng polyp mũi và gây ra tình trạng thường xuyên bị sổ mũi. Polyp đa phần là lành tính nhưng khi phát triển sẽ gây cản trở đường hô hấp và kích ứng niêm mạc mũi tiết dịch nhầy nhiều hơn.
Trào ngược dạ dày
Triệu chứng này vẫn có thể xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn nhé. Khi bị trào ngược dạ dày thực quản thì bệnh nhân thường bị ợ nóng, tuy nhiên một số người còn bị chứng sổ mũi kèm theo.
Tâm trạng lo lắng
Ít ai nghĩ đến việc lo lắng cũng có thể khiến bạn thường xuyên bị sổ mũi. Căn thẳng, áp lực đều là những nguyên nhân làm cho niêm mạc mũi bị kích ứng và tiết dịch nhầy mũi nhiều hơn bình thường.