Điểm qua những điều cần biết về dịch nhầy mũi ở trẻ em
Sổ mũi là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng có bao giờ bậc phụ huynh có thắc mắc và tìm hiểu về dịch nhầy mũi hay không?
- Trẻ sổ mũi kèm đau đầu là dấu hiệu viêm hô hấp hay viêm xoang?
- Cách đơn giản trị sổ mũi cho trẻ mà nhiều phụ huynh không biết
Chịu khó đọc qua nắm những điều cơ bản về dịch nhầy mũi thì bạn sẽ chủ động hơn và tránh mắc những sai lầm trong việc chăm sóc trẻ sổ mũi hay những chứng bệnh liên quan đến mũi.
Tại sao mũi có dịch nhầy?
Khao học đã chứng minh rằng dịch nhầy ở mũi là chất giúp cho niêm mạc mũi được ẩm ướt. Cơ chế này cực kỳ quan trọng, bởi nếu thiếu chất nhầy, niêm mạc sẽ trở nên giòn và gây ra các vết nứt, tạo cơ hội cho các tác nhân nguy hại xâm nhập. Do đó có thể nói chất nhầy ở mũi đóng vai trò như chất bôi trơn giúp ngăn cản bụi bẩn và đẩy chúng trở ngược ra ngoài thông qua bài tiết dịch mũi.
Đơn giản thế này, khi bạn ở trong một môi trường đầy bụi bặm, chúng xâm nhập vào mũi thì chất nhầy sẽ nhanh chóng hòa tan chúng vàn ngăn chặn tình trạng tiến sâu vào hệ hô hấp.
Dịch nhầy trong mũi bao nhiêu là đủ?
Thực chất, chất nhầy có mặt ở khoang miệng, xoang, cổ họng và phổi, dạ dày nhưng chúng ta chỉ nghĩ đến dịch nhầy ở mũi vì dễ nhận thấy nhất. Và bạn có biết rằng khi thời tiết trở lạnh thì dịch nhầy mũi tiết ra nhiều hơn nên mới có chứng sổ mũi vào mùa lạnh.
Theo nghiều nghiên cứu thì tùy theo cơ địa mỗi người mà chất nhầy được tiết ca cũng khác nhau. Nó phụ thuộc vào chiều cao, cân nặng và cả hệ miễn dịch của cơ thể. Chỉ có cơ thể bạn mới biết được mình cần bao nhiêu dịch nhầy mũi và ở những bộ phận khác.
Dịch nhầy mũi thay đổi màu sắc là thế nào?
Chất nhầy mũi bình thường sẽ có màu trong như nước và sệt. Nếu như dịch nhầy của trẻ tiết nhiều nhưng vẫn trong thì chỉ là do cơ chế đầy lùi vi khuẩn ra ngoài nên không cần lo lắng. Khi dịch nhầy mũi chuyển sang màu vàng đục hoặc xanh thì tức là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng, dị ứng mũi. Dịch nhầy màu xanh hoặc vàng thực chất là những tế bào bị vi rút tấn công và bị tiêu diệt. Để cải thiện triệu chứng này hãy khuyến khích trẻ hỉ sạch và thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn và hạn chế nhiễm trùng.
Khi dịch nhầy mũi kèm máu thì hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. Điều này cho thấy tình trạng viêm đã xâm nhập sâu vào mạch máu, nếu không xử lý kịp có thể gây biến chứng như nhiễm trùng huyết hay vi khuẩn lây lan sang những bộ phân lân cận.