Hội chứng tan máu bẩm sinh khiến nhầm tưởng trẻ suy dinh dưỡng
Chứng tan máu bẩm sinh khiến trẻ xanh xao, gầy gò vì không thể tăng cân và làm cho cha mẹ lo lắng khôn nguôi.
- Tình trạng trẻ tái nhiễm bệnh đường hô hấp, nguyên nhân do đâu?
- Cha mẹ bàng hoàng khi trẻ tử vong do hiện tượng chết đuối cạn
Tâm sự đau lòng của người phụ nữ có con mắc chứng tan máu bẩm sinh
Một người phụ nữ ở Bắc Giang cho biết nhiều năm lập gia đình thì sinh được 2 cháu ngoan ngoãn, lanh lẹ nhưng tai họa ập xuống lúc nào không hay. Nằm ôm con trong bệnh viện, chị kể lại rằng bé rất khỏe mạnh khi mới sinh nhưng càng lớn thì càng xanh xao và gầy gò. Ban đầu, chị cứ nghĩ là suy dĩnh dưỡng rồi cố gắng bồi bổ cho con nhưng kết quả cải thiện chẳng được bao nhiêu. Trẻ cứ ngày càng ốm yếu và bệnh tật triền miên.
Sau đó, chị đưa con đi khám bệnh thì mới hay cả hai đứa con đều mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Điều đó đồng nghĩa với việc cả cuộc đời của hai đứa trẻ phải gắn liền với bệnh viện nếu như muốn sống sót.
Chứng bệnh tan máu bẩm sinh
Nói về căn bệnh này, bác sĩ Hồng Quý Quân – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết tan máu bẩm sinh (Thalasemia) mang tính di truyền, và đôi khi phát sinh khi kết hợp gen bố với mẹ. Tan máu bẩm sinh có bản chất là do hồng cầu tan vỡ quá nhanh và nhiều hơn so với bình thường. Bệnh lý hiếm gặp này thường xuất hiện ở cả hai giới. Khi trẻ mắc chứng tan máu bẩm sinh sẽ có nhiều biểu hiện như vàng da, xanh xao, nước tiểu đục và thiếu máu. Ngoài ra, trẻ còn bị phì đại một số bộ phận như xương, lá lách, thậm chí là phì đại đến biến dạng.
Nếu không phát hiện sớm thì trẻ dễ bị biến chứng như gãy xương, biến dạng xương, vỡ lá lách khi chấn thương. Chưa kể, tình trạng bệnh lý khiến trẻ chậm phát triển do thiếu máu thường xuyên, học hành giảm sút và ốm đau triền miên. Không nên đợi sinh con rồi mới xem xét biểu hiện. Ngay từ khi chưa kết hôn phải tầm soát nguy cơ con mắc chứng tan máu bẩm sinh bằng cách xét nghiệm máu tiền hôn nhân.