Tình trạng thóp trẻ bị lõm có nguy hiểm hay không?
Nhiều chuyên gia cho rằng thóp trẻ bị lõm quá nhiều có thể là do trẻ thiếu nước hoặc cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm.
- Trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ, có đáng lo ngại hay không?
- Nhận biết triệu chứng lõm lồng ngực bẩm sinh ở trẻ em
Thóp lõm là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh
Thông thường thóp được chia ra 2 loại là thóp trước với thóp sau. Phân biệt dựa vào vị trí của nó, thóp trước là lõm nằm giữa trán và đỉnh đầu, trong khi đó thóp sau nằm giữa xương chẩm và đỉnh đầu.
Bất cứ trẻ nào khi được sinh ra đều có thóp lõm và mức độ phập phồng của từng trẻ khác nhau. Thóp sẽ liền lại khi trẻ lớn dần lên tuy nhiên thời gian rất khó đoán, có trẻ liền sau vài tháng nhưng có trẻ kéo dài đến hơn 1 năm.
Thóp (mỏ ác) có tác dụng gì đối với trẻ sơ sinh?
Không ít phụ huynh cảm thấy lo sợ khi nhìn thấy thóp trẻ mềm và phập phòng thế nhưng thóp lõm có vai trò cần thiết với trẻ. Thóp chính là lớp màng che chắn cho hộp sọ. Trong lúc sinh, thóp sẽ tự điều chỉnh co bóp để đầu bé có thể vượt qua đường âm đạo để ra ngoài.
Khi nào thóp trẻ bị lõm là nguy hiểm?
Bình thường thì cha mẹ có thể quan sát và thấy rằng thóp của trẻ sơ sinh đập phập phồng và hơi nhô cao ở phần đỉnh đầu.
Nếu như thóp trẻ bị lõm hơn bình thường, trông như lún vào sâu thì có thể là dấu hiệu trẻ cần bổ sung nước, trẻ bị tiêu chảy hoặc suy dinh dưỡng do thiếu chất. Lúc này, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra biện pháp hỗ trợ.
Còn trường hợp thóp nhô cao quá so với đỉnh đầu thì có thể áp lực hộp sọ tăng cao, hoặc viêm màng não cấp tính.
Hạn chế đụng chạm vào thóp của trẻ
Thật ra, cha mẹ vẫn có thể chạm nhưng nên hạn chế vì lỡ mạnh tay một chút sẽ khiến thóp bị tổn thương. Giai đoạn sơ sinh, che mẹ có thể cho trẻ đội mũ len mỏng để bảo vệ thóp và ngăn ngừa rủi ro va chạm.
Khi nào thóp trẻ sẽ đóng lại?
Đừng vội vui mừng khi con bạn đóng thóp sớm, tức phần lõm đầy dần và cứng hơn. Bởi thóp đóng sớm đồng nghĩa với việc cốt hóa sớm. Hộp sọ và não bộ chưa thật sự hoàn thiện mà thóp đóng thì gây ra nhiều ức chế nguy hiểm. Thời gian lý tưởng để thóp đóng là khoảng 14 tháng. Nếu sau hoặc trước thời điểm này quá lâu thì hãy đưa tẻ đến bác sĩ để kiểm tra chi tiết và rút ra kết luận cuối cùng.
Tóm lại, những trường hợp thóp lõm quá sâu, nhô quá cao hoặc đóng quá sớm quá muộn cần phải có sự tư vấn của bác sĩ càng nhanh càng tốt.