Nhận biết triệu chứng lõm lồng ngực bẩm sinh ở trẻ em
Lõm lồng ngực bẩm sinh ở trẻ khiến cơ thể gầy gò, ốm yếu nhưng rất nhiều cha mẹ không thể phát hiện sớm.
- Hướng dẫn trẻ xì mũi đúng cách để giảm thiểu nhiều rủi ro
- Tình trạng trẻ chảy máu mũi có nguy hiểm hay không?
Tình trạng lõm lồng ngực bẩm sinh ở trẻ và mức độ nguy hiểm
Đây là dị tật bẩm sinh ở trẻ và ngày càng có dấu hiệu gia tăng trong thời gian gần đây. Ngoài ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, nó còn khiến lồng ngực bị chèn ép và gây nguy hại cho nhiều cơ quan bên trong như tim hay phổi. Lõm lồng ngực không được phát hiện sớm mà kéo dài sẽ còn dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, trẻ còi cọc và thường xuyên mắc bệnh đường hô hấp.
Đặc biệt với các bé gái bị lõm lồng ngực mà không chữa trị sớm sẽ gây hệ quả nghiêm trọng khi trở thành mẹ trong tương lai. Đến lúc đây, mới nhận thấy rằng đứa trẻ trong bụng sẽ bị ảnh hưởng và dễ mắc các chứng bệnh hô hấp hơn.
Những biểu hiện của hiện tượng lõm lồng ngực bẩm sinh ở trẻ
Lõm lồng ngực là phần xương ứng bị dị dạng bẩm sinh và không được sắp xếp đúng vị trí. Thường thì phần dưới của mũi xương ức bị thụt vào bên trong. Theo các thông kê, tỷ lệ bé trai mắc chứng lõm lồng ngực bẩm sinh sẽ cao hơn bé gái. Có trường hợp phát hiện ngay khi trẻ được sinh ra nhưng có trường hợp bệnh chỉ biểu hiện sau khi trẻ lớn vài tuổi.
Triệu chứng dễ thấy nhất là vùng ngực trẻ bị hõm sâu. Tuy nhiên, nhiều người lầm tưởng là do trẻ suy dinh dưỡng hay ốm quá nên bỏ qua triệu chứng này. Do đó, ngay khi phát hiện những khả nghi như thế thì phải đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra.
Ngoài ra, khi trẻ bị lõm lồng ngực bẩm sinh sẽ tăng cân chậm hay thậm chí càng lớn càng sụt cân. Thường xuyên mắc bệnh hô hấp trên lẫn dưới như viêm phế quản, viêm phổi, sổ mũi, ho và hen suyễn. Trẻ dễ mất sức khi vận động, thường phải thở mạnh để lấy hơi.
Điều trị tình trạng lõm lồng ngực bẩm sinh ở trẻ
Không cần phẫu thuật nếu như phát hiện sớm
Như đã nói ở trên, lõm lồng ngực có giai đoạn phát bệnh tùy theo sự phát triển của hệ thống xương ức. Có trẻ mới chào đời đã có biểu hiện nhưng có trẻ lên đến cấp 1 mới phát hiện bị lõm lồng ngực. Một phần là do cha mẹ quá chủ quan nên hầu hết các trường hợp đều phát hiện quá muộn. Thực tế, nếu phát hiện sớm thì có thể chữa trị dễ dàng bằng phương pháp vật lý trị liệu.
Phẫu thuật
Còn những trường hợp trẻ có biểu hiện lõm lồng ngực muộn thì sẽ cân nhắc phương pháp phẫu thuật lồng ngực. Tuy nhiên chỉ áp dụng với trẻ trên 7 tuổi. Trẻ dưới 7 tuổi vẫn ưu tiên dùng vật lý trị liệu dù kết quả mang lại có thể không cao do phát hiện muộn.