Hướng dẫn trẻ xì mũi đúng cách để giảm thiểu nhiều rủi ro
Có thể bạn chưa biết nếu trẻ không xì mũi đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm ở tai hay thậm chí là điếc tai.
- Tình trạng trẻ chảy máu mũi có nguy hiểm hay không?
- Cha mẹ có thể nhìn dịch mũi đoán bệnh lý nguy hiểm ở trẻ em
Trẻ nhận hậu quả nghiêm trọng khi không xì mũi đúng cách
Không ít cha mẹ thường hay động viên con em mình xì mũi để dễ chịu hơn trong những lúc nghẹt mũi, sổ mũi. Trẻ còn nhỏ, chưa nhận thức được gì nên khi người lớn bảo “cố gắng hết sức” thì cứ thế mà làm theo. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp sau khi trẻ cố gắng xì mũi đúng cách mà cha mẹ hướng dẫn thì bị đau tai và nóng sốt. Đưa trẻ đến viện thì mới phát hiện rằng trẻ bị viêm tai giữa và màng nhĩ sưng phồng.
Theo chuyên gia tai mũi họng thì viêm tai giữa thường là biến chứng của viêm họng (99%). Thế nhưng viêm tai giữa do không xì mũi đúng cách vẫn có thể xảy ra. Nguyên nhân là khi trẻ xì mũi mạnh, với tác động của áp lực khiến dịch nhầy trong khoang mũi bị đẩy ngược lên tai trẻ và lây lan viêm nhiễm.
Có nên xì mũi hay không?
Bác sĩ cho biết, để thông thoáng đường mũi, họng cho trẻ thì tốt nhất cha mẹ nên áp dụng phương pháp rửa mũi. Nó vừa giảm rủi ro và còn có thể sát trùng đường hô hấp trên của trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách rửa mũi trẻ sao cho đúng. Hãy nhỏ từng giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ rồi dùng dụng cụ hút mũi hút từng bên. Ngoài ra, bậc cha mẹ cũng có thể dùng bình xịt nước muối tiện lợi nhưng lưu ý không kêu trẻ xì mũi mạnh vì dịch mũi có thể trào ngược lên tai.
Với trẻ lớn đã ý thức được nhiều vấn đề thì phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ xì mũi đúng cách như sau. Khi xì mũ, trẻ phải bịt một bên mũi và xì bên còn lại. Xì mũi với lực vừa phải không nên cố gắng hết sức sẽ dẫn đến áp lực cao cho khoang mũi. Tuy nhiên, trường hợp mũi bị nghẹt hay tắc thì tuyệt đốt không gắng xì mũi một cách cố chấp. Đặc biệt chú ý, khi xì mũi cũng không nên bịt 2 tai vì như vậy chỉ gây thêm áp lực khiến dịch nhầy mũi tràn lên xoang hoặc ống tai dễ dàng hơn.