Bệnh cúm mùa ở trẻ có thể gây tử vong nếu biến chứng
Vào mùa đông xuân hàng năm thì tình trạng bệnh cúm mùa ở trẻ có dấu hiệu gia tăng mạnh. Căn bệnh thông thường này hoàn toàn có thể gây hại cho con bạn nếu như để tình trạng bệnh trở nặng bất ngờ.
- Trẻ bị cảm cúm và top những sai lầm thường hay mắc của cha mẹ
- Cách trị cảm cúm cho cả mẹ và con khi đang cho con bú
Bệnh cúm mùa ở trẻ em
Nguyên nhân gây ra cúm mùa là do vi rút xâm nhập và khiến đường hô hấp viêm nhiễm. Bệnh lây nhiễm dễ do vi rút truyền qua đường không khí nếu trẻ tiếp xúc gần. Cúm mùa chủ yếu do các loại vi rút như A/H1N1 hay A/H3N2 và cúm B.
Bệnh này được biết đến là lành tính tuy nhiên cũng có thể dẫn đến biến chứng, đặc biệt với những người có tiền sử bệnh tim mạch hay hô hấp thì càng nguy hiểm hơn. Đối tượng dễ mắc cúm mùa nhất là trẻ em dưới 5 tuổi, người già và phụ nữ mang thai. Ít ai nghĩ rằng cúm mùa vẫn có thể gây tử vong nếu biến chứng quá nặng.
Triệu chứng cúm mùa
Biểu hiện của cúm mùa khá giống với bệnh cảm lạnh thông thường nhưng thường có mức độ nặng hơn với các triệu chứng như sổ mũi hay nghẹt mũi.
Giai đoạn ủ bệnh (khoảng 2 ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh):
- Sốt nhẹ, cảm giác lạnh người và đau đầu
- Nhức mỏi cơ bắp, cảm thấy choáng váng
- Mệt mỏi, chán ăn, bỏ bữa
- Ho, đau họng và buồn nôn
- Chảy nước mũi nhiều
- Ngoài ra, trẻ có thể bị đau tai và tiêu chảy
Giai đoạn chính:
Khoảng 5 ngày sau những triệu chứng ban đầu thì tình trạng sẽ giảm dần. Ngoài những triệu mệt mỏi và ho vẫn tiếp diễn thì hầu như các triệu chứng khác sẽ biến mất.
Nhận biết bệnh cúm mùa ở trẻ có biến chứng
Cúm mùa không biến chứng sẽ có triệu chứng như cúm thông thường.
Cúm mùa có biến chứng:
- Xuất hiện các triệu chứng nặng như suy hô hấp, trẻ khó thở và thở nhanh, lồng ngực lõm xuống
- Biến chứng nặng hơn nữa là suy đa nội tạng, sốc nhiễm khuẩn, viêm xoang
Cách xử lý với bệnh cúm mùa ở trẻ
Đánh mức độ bệnh ở trẻ và xem xét cách điều trị tại nhà hay phải đưa trẻ đến bệnh viện nhanh chóng. Ngay khi trẻ có những dấu hiệu trở nặng trên thì tuyệt đối không được chần chừ mà có biện pháp can thiệp nhanh nhất có thể. Dùng thuốc kháng vi rút là cần thiết nếu như có sự chỉ định của bác sĩ.
Phòng ngừa bệnh cúm mùa ở trẻ bằng cách chăm sóc trẻ thật tốt và đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Cách ly trẻ khi phát hiện dấu hiệu bệnh cúm hoặc giữ trẻ tránh xa người đang bệnh cúm nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm. Ngoài ra, tập thói quen rửa tay, chân sạch sẽ cũng là cách phòng ngừa hiệu quả bệnh cúm mùa ở trẻ nhỏ.