Vì sao cho trẻ ăn hoài mà vẫn còi, nhẹ cân?
Vì sao cho trẻ ăn hoài mà vẫn còi, nhẹ cân? Hẳn nhiều mẹ đã tự đặt cho mình câu hỏi như vậy. Thế nhưng, câu trả lời chính xác cho câu hỏi này thì không phải mẹ nào cũng biết. Trong bài viết dưới đây CottuF sẽ chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ ăn hoài mà vẫn nhẹ cân.
1. Chế độ dinh dưỡng không phù hợp
Khẩu phần ăn không cân bằng
Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ quyết định sự tăng trưởng của bé. Mẹ thường có tâm lý muốn nhồi nhét cho trẻ ăn thật nhiều, ăn những chất có nhiều calo. Hậu quả là trẻ ăn thừa chất này những lại thiếu chất khác. Mất cân bằng dinh dưỡng khiến trẻ không thể tăng cân dù mẹ cho ăn rất nhiều.
Bữa ăn thất thường
Công việc bận rộn cả ngày khiến cha mẹ bù đầu, thời gian hạn hẹp nên thường cho con ăn thật nhiều vào các bữa chính trong ngày thay vì chia thành các bữa ăn nhỏ. Hầu hết các bữa ăn lại không theo giờ định trước, lúc sớm hơn, lúc muộn hơn khiến việc tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng, hệ tiêu hóa kém đi, khả năng hấp thụ trì trệ khiến trẻ còi cọc, chậm lớn.
Chế biến sai cách
Chế biến sai cách khiến lượng dinh dưỡng trong thức ăn bị giảm đi hoặc mất hết, lượng dinh dưỡng cho trẻ không đủ đáp ứng qua khẩu phần ăn dù đã cho ăn nhiều thêm. Chế biến sai cách còn làm con bị mắc phải một số bệnh đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy hoặc nhiều bệnh lý đường ruột khác.
2. Trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa
Trẻ bị nhiễm giun sán
Giun sán có thể xâm nhập vào trẻ qua đường ăn uống, qua thói quen mút tay,… Trẻ bị nhiễm giun sán thường gầy gò, sức khỏe kém, thường hay ốm yếu, hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả. Ngoài ra trẻ còn thường bị đau bụng quanh rốn, biếng ăn và dễ nôn mửa. Thông thường, trẻ từ 2 tuổi trở lên mẹ nên tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần. Trong trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng cần được sự chỉ định của bác sĩ.
Hệ tiêu hóa thường xuyên bị rối loạn
Ở một số trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa thường hay bị rối loạn, mắc phải một số bệnh bẩm sinh hay di truyền về hệ tiêu hóa,… khiến trẻ không hấp thu được toàn bộ dinh dưỡng trong thức ăn. Ngoài ra, khi trẻ đang mắc bệnh lý phải dùng quá nhiều kháng sinh khiến lợi khuẩn trong đường ruột giảm sút gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Trẻ thường chán ăn, kém tiêu hóa, kém hấp thu biểu hiện qua đi ngoài phân sống, bị táo bón, tiêu chảy,…