Trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi: Phương pháp điều trị hiệu quả
Dù ba mẹ chăm sóc, giữ sức khỏe cho bé rất kĩ mà trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi liên tục. Tại sao lại như vậy? Cùng CottuF tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Sổ mũi, nghẹt mũi là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, bệnh thường xảy ra do trẻ gặp phải những bất lợi của môi trường hoặc thời tiết như: thay đổi thời tiết, dị ứng, cảm cúm,…
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi, thường thì cảm lạnh, cảm cúm là hai nguyên nhân phổ biến nhất, ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác sau đây:
Dị ứng: Trẻ bị dị ứng với các tác nhân như thay đổi thời tiết, bụi bẩn, phấn hoa, mùi lạ,… cũng có thể gây ra sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh. Dị ứng thường đi kèm với phát ban, hắt hơi, mẩn ngứa,…
Do dị vật trong mũi: Trẻ mới sinh ra thường sẽ có nước nhầy trong bào thai trong mũi, nếu hút không sạch cũng sẽ gây sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ.
Thời tiết lạnh: Thời tiết lạnh khiến cơ thể trẻ chưa kịp thích nghi nên gây ra sổ mũi, nghẹt mũi. Cảm lạnh cũng là một nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi. Trẻ bị sổ mũi do nguyên nhân cảm lạnh thường kèm theo một số triệu chứng như sốt nhẹ, hắt hơi, chảy nước mắt.
Cảm cúm: Cảm cúm gây sỏ mũi và một số triệu chứng khác như sốt run người, đau họng, chán ăn, chóng mặt,…
Khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng các loại thuốc cho trẻ, mọi loại thuốc dùng cho trẻ đều cần phải được chỉ định dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra thì mẹ có thể dùng một số phương pháp trị sổ mũi, nghẹt mũi sau đây:
Một số phương pháp trị sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
1. Nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi
Nước muối sinh lý rất lành tính, an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ hàng ngày, sau khi vệ sinh xong hãy dùng dụng cụ hút mũi hút sạch dịch còn lưu lại trong mũi cho trẻ.
2. Nằm cao đầu khi ngủ
Cách này giúp trẻ ngủ yên, thoải mái hơn và không quấy khóc trong đêm. Ngủ cao đầu giúp nước mũi không chảy ngược vào trong mũi khiến trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi, khi đó nước mũi sẽ chảy ra ngoài giúp bé dễ thở hơn. Mẹ nhớ chèn chắc chắn để đầu trẻ không bị tụt xuống khi ngủ nhé.
3. Xoa tinh dầu cho bé
Khi bé bị sổ mũi, mẹ hãy dùng tinh dầu khuynh diệp xoa vào lòng bàn chân, cho bé, kết hợp với xoa, day huyệt dũng tuyền, rồi đeo tất giữ ấm cho trẻ, hãy dùng tinh dầu xoa lên vùng ngực và lưng cho trẻ sẽ giúp trẻ thở dễ chịu hơn rất nhiều, đây là một trong những cách trị sổ mũi cho trẻ rất hiệu quả mà mẹ nên thử dùng