Trẻ bị nghẹt mũi dùng thuốc gì an toàn mà hiệu quả?
Con tôi 5 tháng, thường có hiện tượng nghẹt mũi, sổ mũi mỗi khi thời tiết thay đổi. Tôi không muốn dùng kháng sinh thường xuyên cho bé. Mong bác sỹ tư vấn giúp tôi loại thuốc trị nghẹt mũi an toàn mà hiệu quả cho bé? Xin cảm ơn bác sỹ!
(Mẹ Anh Thư – Hà Nội)
Trả lời:
Các mẹ nghĩ đến việc dùng thuốc cho bé khi bé bị nghẹt mũi, xổ mũi. Tuy nhiên, dùng thuốc gì an toàn mà hiệu quả cho bé thì không phải ai cũng biết.
Các nguyên nhân khiến trẻ nghẹt mũi, xổ mũi
– Thời tiết mưa nắng thất thường, cộng với hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu nên trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi, ho,…
– Bé bị mắc dị vật trong mũi cũng khiến mũi bé bị ngạt.
– Bé bị dị ứng bụi nhà, phấn hoa, lông thú vật, thức ăn cũng có thể gây ngạt mũi, sổ mũi.
– Đặc biệt, những bé bị dị ứng nặng, khó thở có thể do co thắt các cơ của đường hô hấp, là biểu hiện của bệnh viêm phổi ở trẻ em. Khi đó, mẹ cần đưa bé gặp bác sĩ sớm để được điều trị kịp thời.
Trẻ bị nghẹt mũi dùng thuốc gì an toàn mà hiệu quả?
– Trẻ dưới 3 tháng tuổi tuyệt đối không dùng bất kỳ loại thuốc chữa ngạt mũi nào bởi cơ thể bé vẫn chưa thích nghi được với các dụng phụ của thuốc nên dễ khiến trẻ bị ngộ độc.
– Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về những loại thuốc kháng sinh mà mẹ có thể dùng khi bé có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc không theo chỉ dẫn.
– Mẹ có thể sử dụng các loại siro để làm giảm triệu chứng ngạt mũi, giúp bé dễ chịu hơn. Đa số các loại siro đều có vị ngọt dịu, dạng nước nên vừa tiện lợi cho mẹ vừa hiệu quả cho bé. Để đảm bảo an toàn, mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những loại siro mẹ định cho bé sử dụng.
Xem thêm:
Bé bị sổ mũi, nghẹt mũi thì nên dùng siro nào tốt?
Phải làm gì để con hết sổ mũi, nghẹt mũi?
Một số cách chữa nghẹt mũi cho trẻ không cần dùng thuốc
Hút và nhỏ mũi cho trẻ
– Mẹ sử dụng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% nhỏ mũi cho trẻ để làm loãng dịch đờm, massage nhẹ nhàng 2 bên mũi bé. Sau đó, dùng dụng cụ hút mũi hút đờm nhớt, dịch mũi của trẻ ra.
Mẹ nhớ rửa lại dụng cụ hút mũi bằng nước sạch nhiều lần sau khi hút mũi xong để đảm bảo vệ sinh. Và tuyệt đối không hút mũi cho trẻ trực tiếp bằng miệng.
Tắm cho trẻ bằng nước ấm
Một trong những cách đơn giản khác là tắm nước ấm cho bé cũng khiến bé cảm thấy thư thái hơn. Mẹ có thể pha 2 – 3 giọt tinh dầu oải hương, dầu bạc hà hoặc dầu tràm vào nước tắm cho bé. Khi bé được hít thở trong hơi nước nóng sẽ làm lỏng dịch đờm trong mũi họng, mẹ sẽ dễ làm sạch bằng dụng cụ hút mũi hơn.
Cho bé uống trà gừng loãng
Mẹ cũng có thể cho bé uống một chút trà gừng loãng để giúp bé thông mũi dễ dàng hơn. Nếu bé đã hơn 1 tuổi, mẹ có thể cho thêm một ít mật ong để giúp bé dễ uống hơn.
Kê cao đầu bé khi ngủ
Nằm cao đầu giúp dịch mũi không chảy ngược vào trong. Do đó, bé sẽ thấy mũi thông thoáng và dễ ngủ hơn. Mẹ nhớ đặt bé nằm cao cả vai để bé thoải mái và không ảnh hưởng khung xương của trẻ.