Trẻ bị hen suyễn, cha mẹ không nên coi thường căn bệnh này
Hen suyễn là một trong những căn bệnh hô hấp mãn tính thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Tỷ lệ trẻ bị hen suyễn thường cao hơn gấp đôi so với người lớn. Chính vì thế cha mẹ cần phải lưu tâm, nhận biết sớm những triệu chứng trẻ bị hen suyễn để tránh biến chứng về sau.
Một số bệnh về đường hô hấp ở trẻ em
Bé bị sổ mũi, nghẹt mũi thì nên dùng siro nào tốt?
Hen suyễn là gì?
Hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn là bệnh hô hấp mãn tính. Tình trạng viêm phế quản (chủ yếu nhất) kéo dài khiến cho đường thở nhạy cảm với các yếu tố kích thích. Khi tiếp xúc với các yếu tố này thì phế quản sẽ bị sưng, phù nề, co thắt, tiết dịch nhầy làm cho bệnh nhân ho và thở khò khè. Lưu ý rằng hen suyễn là bệnh không lây nhiễm như nhiều người vẫn nghĩ, tuy nhiên nó lại là bệnh di truyền.
Triệu chứng khi trẻ bị hen suyễn
Triệu chứng phổ biến nhất là trẻ bị ho, cánh mũi phập phòng và thở khò kè. Tuy nhiên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác. Cha mẹ cần quan sát triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần mới có thể khẳng định được. Đôi trẻ bị hen suyễn chỉ ho về đêm mà ban ngày thì lại bình thường nên đừng bỏ sót qua triệu chứng này.
Nếu trẻ dưới 2 tuổi mà cơn ho, thở khò khè tái đi tái lại trên 3 lần thì nên nghĩ ngay đến căn bệnh hen suyễn.
Đo hô hấp ký là phương pháp dễ nhất để xác định bệnh hen suyễn tuy nhiên rất khó áp dụng với trẻ dưới 6 tuổi vì các em không chịu hợp tác.
Chăm sóc trẻ bị hen suyễn
Khi bị hen suyễn, đường hô hấp của trẻ rất nhạy cảm với các yếu tố kích thích nên cần phải hạn chế:
- Không nuôi chó, mèo vì lông của chúng có thể gây khó chịu cho trẻ
- Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, nhang khói
- Hạn chế tuyệt đối các loại hóa mỹ phẩm xịt phòng, khử mùi hay xịt côn trùng
- Lưu ý không cho trẻ chơi thú nhồi bông vì các sợi vải nhỏ có thể là chất kích thích đường thở khi trẻ bị hen suyễn.
Khi phát hiện triệu chứng hen suyễn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc hợp lý. Bệnh hen suyễn không thể chữa trị dứt điểm nhưng nếu cha mẹ lưu ý kỹ những lời dặn của bác sĩ thì vẫn có thể kiểm soát được bệnh.
Đặc biệt khi trẻ bị hen suyễn có dấu hiệu trở nặng như tím tái, không thở được thì phải nhanh chóng đưa đi cấp cứu và không nên thử các biện pháp tại nhà.
Trường hợp trẻ lên cơn hen 1 lần trên tuần hay giật mình nhiều lần trong đêm thì buộc lòng phải cho trẻ dùng thuốc phòng ngừa hen suyễn lâu dài để đảm bảo sức khỏe và tính mạng của trẻ.