Cha mẹ thường mắc sai lầm khi chăm sóc trẻ sổ mũi
Sổ mũi là bệnh dễ bùng phát vào mùa lạnh hay khi trái gió trở trời và gây nhiều phiền toái cho trẻ nhỏ. Chủ quan đây là bệnh thông thường nên nhiều phụ huynh mắc sai lầm khi chăm sóc trẻ sổ mũi dẫn đến bệnh không khỏi mà còn trở nặng.
- Những cách giảm nhanh chứng sổ mũi ở trẻ hiệu quả nhất
- Trẻ bị sổ mũi – triệu chứng, nguyên nhân và cách xử lý
Theo chuyên gia thì sổ mũi nguy hiểm thế nào?
Bác sĩ chuyên khoa hô hấp nhiều lần cảnh báo với mọi người rằng sổ mũi nếu không điều trị nhanh chóng có thể gây hại cho trẻ nhỏ. Ngoài cảm giác khó thở, ngủ không ngon, cơ thể uể oải thì kết quả học tập của trẻ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt, với những trẻ sơ sinh thì sổ mũi khiến trẻ bỏ bú, quấy khóc và cha mẹ cũng lo lắng không kém. Xét về mức độ nghiêm trọng thì sổ mũi không phải bệnh lý nặng nhưng kéo dài vẫn có thể gây viêm nhiễm cho những bộ phận khác của hệ hô hấp. Và theo bác sĩ thì thực tế nhiều bậc cha mẹ vẫn mắc sai lầm khi chăm sóc trẻ sổ mũi và khiến tình trạng của trẻ ngày càng tệ.
Những sai lầm khi chăm sóc trẻ sổ mũi
Lạm dụng thuốc
Phổ biến nhất vẫn là việc lạm dụng thuốc mà đặc biệt là các loại thuốc xịt, co mạch tại chỗ. Mặc dù thuốc này có tác dụng giảm sổ mũi nhưng nếu lạm dụng dùng lâu ngày thì chứng sổ mũi sẽ không thuyên giảm mà còn khiến tình trạng nặng hơn. Nhiều cha mẹ còn tự ý chia nhỏ liều dùng cho trẻ nhỏ. Đây là hành động mắc sai lầm khi trẻ sổ mũi mà bất cứ ai cũng phải lưu tâm.
Không biết cách sử dụng các dụng cụ hỗ trợ
Ngoài ra, việc rửa mũi bằng các dụng cụ chuyên khoa có hiệu quả tốt nhưng lại có thể gây tổn hại cho niêm mạc mũi của trẻ nếu như không biết cách sử dụng. Trước khi thực hiện thì cha mẹ cần nghe hướng dẫn chi tiết từ nhân viên y tế. Dụng cụ hút mũi cần được làm sạch ngay sau khi sử dụng để tránh nó trở thành 1 ổ vi khuẩn nguy hiểm.
Cho trẻ hỉ mũi và rửa mũi không đúng cách
Nhiều người còn mắc sai lầm khi chăm sóc trẻ sổ mũi với việc bắt trẻ hỉ mũi. Cho trẻ bịt một bên mũi và hỉ ra bằng lỗ bên kia. Tuyệt đối không để trẻ bịt cả hai lỗ mũi cùng lúc bởi lúc này sẽ gây áp lực lên vùng xoang và gây ra nhiều biến chứng nguy hại. Dùng khăn vệ sinh 1 lần rồi vứt vào sọt rác. Phụ huynh cũng không nên dùng miệng hút mũi vì như thế rất mất vệ sinh và còn vô tình truyền vi khuẩn sang trẻ.
Rửa mũi cho trẻ rất quan trọng với trẻ bị viêm mũi nhưng hãy sử dụng nước muối rửa và phải cân nhắc với loại nước muối mang tên nước biển sâu. Nó có 2 loại là loại làm từ nước biển thực sự và loại sản xuất ở trong phòng thí nghiệm. Và không phải loại nào cũng thích hợp với trẻ, chưa kể nếu chọn loại có nồng độ cao quá sẽ khiến niêm mạc mũi bị teo và giảm khứu giác của trẻ. Chính vì thế hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi muốn sử dụng các loại này.