Phòng bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh tay chân miệng là gì?

Thời tiết nóng ẩm của mùa hè là điều kiện thuận lợi cho nhiều bệnh dịch phát triển ở trẻ nhỏ trong đó có bệnh chân tay miệng. Bệnh nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị sớm, kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong cho trẻ. Cần phải có phương pháp phòng bệnh thích hợp để trẻ tránh khỏi dịch bệnh nguy hiểm này, dưới đây là hướng dẫn cách phòng và điều trị bệnh chân tay miệng tại nhà cho các gia đình có con nhỏ.

Bệnh chân tay miệng ở trẻ

Bệnh chân tay miệng ở trẻ

 

 

 

 

 

 

Cách phòng tránh bệnh ở trẻ nhỏ.

1. Vệ sinh thân thể cho trẻ

Vệ sinh thân thể cho trẻ

 

Để phòng tránh bệnh chân tay miệng phát triển, ba mẹ phải giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ bằng cách rửa chân tay cho trẻ nhiều lần bằng xà bông diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi ăn và đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, thay tã. Tắm cho trẻ hàng ngày với xà bông diệt khuẩn loại dành cho trẻ nhỏ, không để trẻ tiếp xúc với người lạ để tránh lây lan mầm bệnh. Ngoài ra ba mẹ nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi và miệng cho trẻ hàng ngày để tránh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa.

2. Ăn uống hợp vệ sinh

Cần đảm bảo thức ăn cung cấp cho trẻ đầy đủ dinh dưỡng, cho trẻ ăn chín, uống sôi, không dùng chung thìa, bát với người lớn, thường xuyên vệ sinh thìa, bát và các vật dụng ăn uống của trẻ.

3. Giữ vệ sinh phòng ngủ, đồ chơi cho trẻ

Các vật dụng của trẻ như đồ chơi, giường ngủ, gối và đệm phải được thường xuyên vệ sinh bằng xà phòng, các dung dịch chống, kháng khuẩn cho bé. Luôn giữ cho phòng ngủ của bé được vệ sinh, gọn gàng và thoáng mát.

4. Giữ sạch vệ sinh môi trường xung quanh

 

Giữ sạch vệ sinh môi trường xung quanh để bệnh chân tay miệng có cơ hội phát triển

Giữ sạch vệ sinh môi trường xung quanh để bệnh chân tay miệng có cơ hội phát triển

 

Nhà trẻ, gia đình phải có kế hoạch vệ sinh xung quanh khu vực sinh sống, không để chất thải bừa bãi, phải có nhà vệ sinh cách ly với khu vực vui chơi của trẻ, có khu vực xử lý rác và chất thải của trẻ riêng, không để trẻ đến gần những nơi chứa rác thải, chất thải dẫn đến bệnh chân tay miệng có cơ hội phát triển.

5. Cần phát hiện sớm bệnh để cách ly kịp thời

Khi trẻ có các dấu hiệu của bệnh chân tay miệng như: trẻ bị sốt, chân tay miệng của trẻ xuất hiện các nốt phỏng, trẻ thở khò khè cần cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh lây lan thành dịch và mắc phải những biến chứng nguy hiểm.

6. Không để trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh

Nếu khu vực sinh sống của gia đình đã có trẻ nhiễm bệnh, tuyệt đối không đưa trẻ đến các nơi tập chung đông người như: Nhà trẻ, trường học,  nhà văn hóa,… Chăm sóc và giữ gìn vệ sinh cho trẻ, tốt nhất là giữ trẻ ở nhà, tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh.
Trên đây là những cách phòng chống bệnh chân tay miệng nguy hiểm cho trẻ tại nhà, hi vọng qua bài viết này các bậc phụ huynh sẽ có những kiến thức phòng tránh bệnh chân tay miệng cho trẻ tại nhà.