Những mẹo chữa bệnh mẹ áp dụng là hại con
Bài viết khác: Những món mẹ CẤM được cho con ăn khi con đang bị ho, cảm cúm/ Sai lầm khi chữa bệnh sổ mũi cho trẻ/ Bí quyết trị ho và sổ mũi cho trẻ không cần dùng kháng sinh
Ngoài ra mình cũng muốn chia sẻ với các mẹ để mong mọi người cùng nhau rút kinh nghiệm nè:
Kinh nghiệm dân gian không phải lúc nào cũng đúng vì vậy mẹ hãy lưu ý trước khi áp dụng cho bé.
Nhiều mẹ vẫn giữ niềm tin vững chắc với những bài thuốc dân gian vì đó là những kinh nghiệm được các cụ đúc rút và truyền lại. Do đó, khi con bị bệnh, các mẹ không ngần ngại đem những mẹo dân gian học hoặc nghe được để áp dụng cho con. Tuy nhiên thực tế, mẹ cần phải biết rằng có nhiều mẹo chữa bệnh cho trẻ không làm thuyên giảm bệnh còn dẫn đến tình trạng nguy kịch hơn. Dưới đây là những mẹo chữa trị theo cách dân gian mà các mẹ nên tránh để đảm bảo an toàn cho trẻ.
1. Trị bỏng bằng kem đánh răng, nước mắm, vôi bột, mỡ trăn
Việc sơ cứu ban đầu ở nhà khi trẻ bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho vết thương không bị ăn sâu vào bên trong và tránh tình trạng bội nhiễm. Tuy nhiên, nhiều mẹ rất hay tùy tiện sử dụng những mẹo chữa bỏng dân gian như bôi kem đánh răng, đổ nước mắm vào, rắc vôi bột, bôi lòng trắng trứng, mỡ trăn, nhựa chuối, bùn ao, vôi bột, có trường hợp còn xát cả muối hột vào vết bỏng… để trị bỏng cho con. Thực tế điều trị cho thấy những cách chữa bỏng này chẳng những không giảm bớt mà còn làm nặng thêm.
Khi bôi kem đánh răng, mỡ trăn, dầu cá lên vết thương bỏng sẽ có cảm giác vết bỏng đỡ rát, nhưng thực tế lại không có tác dụng hạ nhiệt cho vết bỏng. Kem đánh răng có chất kiềm sẽ làm vết bỏng nặng, sâu hơn. Nếu bôi kem đánh răng, vô tình con lại bị bỏng kiềm thêm một lần nữa.
Mỡ trăn là mỡ động vật có thể gây nhiễm trùng và hoại tử với vết bỏng hở. Còn dầu cá lại có tác dụng giữ nhiệt, nhiệt không thoát ra ngoài được, vết bỏng càng có nguy cơ sâu hơn. Đối với các chất khác như nước mắm, dấm, lòng đỏ trứng khi bôi vào vết bỏng sẽ không đảm bảo được vô trùng, không có tác dụng kháng khuẩn, nguy cơ nhiễm trùng vết bỏng là rất lớn. Khi đó, việc điều trị sẽ càng phức tạp và nguy hiểm hơn, thậm chí khiến người bệnh tử vong do sốc.
Tốt hơn hết khi bé bị bỏng, mẹ nên hạ nhiệt ngay vết bỏng bằng cách ngâm phần bỏng vào nước mát, sạch. Sau đó đưa bé đến viện cấp cứu càng sớm càng tốt. Như vậy khả năng hồi phục, lành da sẽ rất nhanh.
2. Nước tỏi ép trị sổ mũi
Nhiều bà mẹ thường truyền nhau cách ép nhánh tỏi rồi trộn với nước muối sinh lý nhỏ vào mũi của bé để trị chứng hắt hơi, sổ mũi. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc nhỏ nước tỏi ép vào mũi là rất nguy hiểm.
Theo các bác sĩ chuyên gia, tỏi chứa chất Allicin có thể diệt vi trùng và vi nấm. Nó có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm. Tuy nhiên, việc nhỏ nước tỏi ép vào mũi là rất nguy hiểm vì nó dễ gây nóng rát, phù nề có thể làm bỏng niêm mạc mũi của trẻ.
Niêm mạc mũi trẻ rất mỏng, trong khi đó nước tỏi lại nóng, cay, nhất là nước tỏi đậm đặc. Do đó, nhỏ nước tỏi ép không đúng cách sẽ rất nguy hiểm, có thể làm bỏng niêm mạc mũi. Khi niêm mạc mũi bị bỏng rộp, nếu không phát hiện điều trị sớm, có thể gây hoại tử da. Hơn nữa, khi bỏng rộp niêm mạc mũi, trẻ sẽ khó thở bằng đường mũi, buộc phải thở bằng miệng, không khí không được làm ấm dễ gây viêm họng, viêm phổi. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến cáo người lớn không sử dụng nước tỏi ép để nhỏ mũi cho trẻ.
Khi trẻ hắt hơi, sổ mũi, mẹ có thể rửa mũi cho con nhưng chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ. Sử dụng thuốc phải được bác sĩ chỉ định, không tự ý dùng thuốc.
3. Bé bị đau khi mọc răng – cho uống rượu
Cho bé uống ít rượu khi đang mọc răng có thể làm tê vết đau, tuy nhiên cách này lại rất nguy hiểm cho sức khoẻ của bé, bởi chúng có thể làm tổn thương nướu răng và dẫn tới ngộ độc.
Mọc răng là một bước phát triển rất tự nhiên của trẻ. Do đó, bố mẹ không cần quá lo lắng, hãy để bé tự “vượt qua” để lớn lên. Trong trường hợp bé quá khó chịu, thay vì sử dụng thuốc, bố mẹ có thể dùng một số cách giúp bé giảm đau khi mọc răng an toàn như sau:
– Dùng một vòng ngậm mọc răng sạch sẽ. Vòng mọc răng để trong ngăn mát tủ lạnh hoặc khăn ướp lạnh cho bé mọc răng.
– Ướp lạnh núm vú cao su. Tương tự vòng mọc răng ướp lạnh, bạn có thể đặt ti giả trong bát với vài cục đá viên rồi cho bé ngậm.
– Massage lợi: Xoa lợi của bé với ngón tay sạch của mẹ có thể giúp bé tức thời làm dịu cơn đau.