Mách mẹ cách chữa ho, giải cảm, hạ sốt do viêm họng cho con chỉ với hồng bì
Theo y học cổ truyền, lá hồng bì có vị đắng và cay, tính bình; có tác dụng hạ nhiệt, làm long đờm; thường dùng trị cảm mạo, nhiễm lạnh, hạ sốt, nôn mửa…
Bài viết khác: Điểm danh 5 món cháo dễ làm trị ho lâu ngày cho trẻ/ 5 mẹo hay trị ho có đờm cho trẻ nhỏ/ Hướng dẫn cách xử lý nhanh khi con bị sổ mũi
Bạn có thể dùng lá nấu nước gội đầu cho sạch gàu, trơn tóc và nấu nước xông chữa thấp khớp. Rễ và hạt có vị đắng và cay tính hơi ấm; có tác dụng giảm đau, lợi tiêu hóa, tiêu phù; thường dùng trị đau dạ dày, đau thượng vị, đau bụng kinh, tiêu hóa kém. Quả có vị ngọt và chua, tính hơi ấm; có tác dụng chữa ho, long đờm kích thích tiêu hoá, chữa nôn mửa,…
Một số bài thuốc hiệu quả từ cây hồng bì:
– Giải cảm, hạ sốt: Lá quất hồng bì tươi 30g, rửa sạch, phơi khô, sắc uống cho ra mồ hôi.
– Giảm đau do viêm họng: Quả quất hồng bì 2 – 3 quả ngậm với vài hạt muối, ngậm 3 – 4 lần trong ngày sẽ giúp làm dịu họng, giảm đau rát và giảm ho do viêm họng.
– Chữa ho: Quả hồng bì tươi 4 – 5 quả, hấp với một chút đường phèn cho trẻ ăn ngày 3 lần sáng, trưa, tối có tác dụng kích thích hệ hô hấp, giúp long đờm, giảm ho ở trẻ hoặc ho do cảm rất tốt. Trong trường hợp ho gà: Dùng quả hồng bì, vỏ rễ dâu, cam thảo, mỗi thứ 10g, sắc nước uống trong ngày. Dùng 5 – 7 ngày.
– Kích thích tiêu hóa: Rễ cây quất hồng bì 30g, rễ sử quân 20g, quả khế chua 20g. Các vị sao vàng, sắc đặc, chia uống nhiều lần trong ngày. Dùng 3 – 5 ngày.
– Cầm nôn mửa: Quả hồng bì tươi nhai cả vỏ, nuốt nước dần dần.
Giảm đau dạ dày: Dùng hạt hồng bì, phơi hay sấy khô, sao thơm, tán mịn ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 6 – 10g; chiêu bằng nước hoặc rượu nhạt.
– Trị gàu và làm đẹp tóc: Dùng lá hồng bì nấu nước gội đầu thường xuyên có tác dụng làm sạch da đầu, trị gàu và trơn tóc.
Các mẹ cần nhận được tư vấn ngay khi bé bị Sổ mũi, ho, hãy inbox Ad hoặc gọi 18001125 trong giờ hành chính các ngày làm việc để được dược sĩ tư vấn trực tiếp nhé!