Lạm dụng kháng sinh dễ mắc tiểu đường ở trẻ nhỏ

Tình trạng lạm dụng kháng sinh trong điều trị bệnh đã dấy lên hồi chuông cảnh báo từ lâu nhưng gần đây có phát hiện cho rằng lạm dụng kháng sinh dễ mắc tiểu đường với trẻ nhỏ.

lạm dụng kháng sinh dễ mắc tiểu đường

Lạm dụng kháng sinh dễ mắc tiểu đường là kết quả của một cuộc nghiên cứu gần đây

Cách đây chưa lâu, một nghiên cứu tuyên bố rằng trẻ không ngủ đủ 9 tiếng 1 ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Và một nghiên cứu khác cũng cho biết thêm rằng việc lạm dụng kháng sinh dễ mắc tiểu đường, mà cụ thể là bệnh tiểu đường tuýp 1.

Mối liên quan giữa tiểu đường và lạm dụng kháng sinh

Trung tâm Y khoa NYU Langone tại Hoa Kỳ đã thực hiện một nghiên cứu trên chuột bạch. Chúng được tiêm lượng kháng sinh tương đương với lượng kháng sinh mà trẻ dùng khi chữa bệnh viêm tai. Kết quả sau 3 tháng cho thấy rằng chuột dùng kháng sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 cao và nhanh hơn chuột bình thường.

lạm dụng thuốc kháng sinh

Tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh ở trẻ em đã được báo động từ lâu

Chia sẻ về hiện tượng này, những người trong dự án nghiên cứu cho biết dùng kháng sinh sẽ tác động đến hệ vi sinh trong đường ruột. Điều này dẫn đến nhiều sự thay đổi, trong đó bao gồm hiện tượng biến dị tế bào hệ miễn dịch. Và tất nhưng nó sẽ làm tăng cao nguy cơ tổn thương các tế bào sản sinh insulin ở tuyến tụy.

Không cần phải nói không tuyệt đối với kháng sinh

Thông thường những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 sẽ có gen biến đổi. Do đó sự biến dị tế bào hệ miễn dịch là nhân tố chính gây ra chứng tiểu đường tuýp 1. Theo thống kế thì từ lúc sinh ra cho đến khoảng 10 tuổi thì trẻ sẽ ít nhất dùng khoảng 10 liều kháng sinh. Và cha mẹ đừng quá lo ngại về điều đó. Kháng sinh vẫn an toàn nếu được chỉ định và sử dụng hợp lý từ lời khuyên của bác sĩ.

hậu quả của lạm dụng kháng sinh ở trẻ

Chỉ sử dụng kháng sinh khi được bác sĩ chỉ định

Nên nhớ rằng lạm dụng kháng sinh dễ mắc tiểu đường tuýp 1. Thế nhưng kháng sinh vẫn rất cần thiết trong quá trình điều trị một số bệnh lý bội nhiễm khuẩn hoặc viêm dạ dày Hp ở trẻ nhỏ.

Nói về bệnh tiểu đường tuýp 1, đây là hiện tượng cơ thể tấn công vào tế bào insulin khiến lượng insulin không đủ để chuyển hóa thực phẩm (carbonhydrate) thành năng lượng. Cho đến nay nguyên nhân thật sự của chứng tiểu đường tuýp 1 vẫn chưa sáng tỏ nhưng nhiều nghiên cứu cho rằng một phần là do điều kiện sống và yếu tố di truyền. Hiện nay, bệnh tiểu đường tuýp 1 đã gia tăng một cách nhanh chóng do sự biến đổi gen của cơ thể. Và nguyên nhân chính là việc lạm dụng thuốc kháng sinh, đặc biệt là ở trẻ em.