Hai cách cực đơn giản và an toàn giúp bé hết ho
Bài viết khác: Điểm danh 5 món cháo dễ làm trị ho lâu ngày cho trẻ/ 8 mẹo trị ho mẹ không biết “hơi phí”/ Bí quyết trị ho và sổ mũi cho trẻ không cần dùng kháng sinh
Nếu như bạn đã đưa bé đi gặp bác sĩ và uống thuốc nhưng tình trạng ho của bé vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì không có lý do gì để các mẹ không thử hai cách làm rất an toàn dưới đây.
1. Cho bé uống mật ong trước giờ đi ngủ
Cho bé uống một thìa cafe mật ong trước khi đi ngủ sẽ giúp làm dịu những cơn ho đêm, từ đó giúp bé có giấc ngủ ngon.
Các bác sĩ của bệnh viện Nhi bang Pennsylvania (Mỹ) đã rút ra kết luận kể trên sau khi thử nghiệm trên 105 bé. Kết quả, ở những bé được uống mật ong trước giờ ngủ, các cơn ho đêm giảm đáng kể và bé ngủ ngon, sâu hơn.
Tuy nhiên các mẹ cũng nên lưu ý, mật ong chỉ được dùng khi bé đã trên 1 tuổi.
2. Massage gan bàn chân cho bé
Mẹ hãy nhỏ một vài giọt dầu như dầu oliu hoặc dầu hạnh nhân vào lòng bàn tay, xoa đều rồi massage lòng bàn chân cho bé. Vuốt chầm chậm, nhẹ nhàng và đều tay theo chiều từ gót chân đến ngón chân. Nếu bé không ho, massage với chút dầu ôliu (có thể thay bằng dầu dừa). Khi bé bị ho, nên sử dụng loại dầu tương tự như Vicks VapoRub (hay dầu cù là) có tinh dầu bạc hà sẽ mang lại tác dụng trị ho cảm khá hiệu quả.
Mẹ có thể massage lần lượt từng chân cho bé hoặc cả hai chân cùng một lúc.
Các bác sĩ cũng đưa ra một lời khuyên hữu ích cho các mẹ để giữ ấm cho con khi ngủ trong mùa đông: Với bé trên 2 tuổi, nếu sợ bé bị lạnh khi ngủ, do bé hay đạp chăn, mẹ nên dùng dầu Vicks VapoRub thoa trước trên cổ và bả vai của bé. Loại dầu này không làm cho bé bị nóng, mà giúp giữ ấm cho vùng da bé nếu có bị hở lạnh.
Vỗ rung long đờm cho bé
Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị ho có đờm, mẹ có thể cho con uống siro ho long đờm hoặc bằng cách vỗ rung. Cách vỗ rung rất đơn giản: Mẹ khum bàn tay lại rồi vỗ đều vào vùng lưng bé, phần giữa hai bả vai, làm nhịp nhàng liên tục và nên để bé nằm hoặc ngồi với tư thế đầu hơi dốc xuống. Sau động tác này, bé có thể sẽ ho nhiều và nôn, khạc ra đờm nên cần làm lúc bé đói, tốt nhất là buổi sáng ngủ dậy, khi bé chưa ăn gì. Với những bé không tự khạc được đờm, mẹ có thể kích thích cho bé nôn, có thể bằng cách dùng khăn mỏng sạch lau nhẹ nhàng khoang miệng, lưỡi, kích thích nhẹ vào họng…
Hướng dẫn cách chăm sóc bé bị ho đúng cách
Bác sĩ Vũ Hồng Liên (Khoa chăm sóc trẻ sau sinh – Bệnh viện Phụ sản An Thịnh) cho biết: “Có rất nhiều phụ huynh không biết cách chăm sóc con khi bé bị ho khiến cho tình trạng ho của bé thêm nặng. Để chăm con bị ho đúng cách, cha mẹ cần làm những việc sau”:
– Tiếp tục cho bé ăn, bú: khi bị bệnh bé thường lười ăn, lười bú. Phụ huynh nên khuyến khích và cho bé ăn, bú nhiều lần trong ngày. Nếu bé bị nghẹt mũi, cần làm thông thoáng mũi trước khi cho bú.
– Cho bé uống đủ nước: Nếu bé ho nhiều, có thể cho bé uống thuốc ho an toàn như: quất (tắc) chưng đường, mật ong hoặc các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược.
Nếu bé bị nghẹt mũi, làm thông thoáng mũi:
– Bé lớn: hướng dẫn bé xì mũi đúng cách. Xì mũi từng bên. Dùng ngón tay đè một bên mũi, xì mạnh bên kia và làm ngược lại. Lưu ý: không được bịt hai mũi cùng một lúc.
– Bé nhỏ: phụ huynh dùng giấy mềm xếp góc nhọn (bấc sâu kèn), đưa vừa đủ vào mũi bé. Làm vài lần đến khi sạch nước mũi. Trong trường hợp nước mũi đặc gây nghẹt mũi nhiều, phụ huynh nên dùng dung dịch natriclorua 0,9% nhỏ 2-3 giọt mỗi bên mũi, sau đó dùng giấy mềm làm sạch mũi như trên.
Theo dõi để phát hiện các dấu hiệu cần đưa bé đến bệnh viện khám ngay như: không uống được hoặc bỏ bú, thở mệt, sốt cao.
Những điều không nên làm
– Tự ý dùng các loại thuốc nhỏ mũi có chất co mạch vì có thể gây ngộ độc cho bé, rất nguy hiểm.
– Dùng miệng để hút mũi bé vì có thể lây bệnh truyền nhiễm.
– Dùng tăm bông để ngoáy mũi vì có thể làm tổn thương mũi bé.
Theo Pháp Luật Xã Hội