Bạn đã từng nghe qua bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh chưa?
Bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh xuất hiện ngay lập tức sau khi trẻ chào đời và kèm theo chứng suy hô hấp trầm trọng.
- Ít bậc cha mẹ nghĩ rằng trẻ ngáy ngủ do bệnh hô hấp
- Bạn có biết bệnh hô hấp dẫn đến thận hư ở trẻ nhỏ?
Triệu chứng của bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh
Khi trẻ bị bệnh màng trong thì sẽ kèm theo những dấu hiệu như ức trẻ lõm sâu, mũi phập phồng và tím tái toàn thân. Bên trong phổi phát ra tiếng rì rào như tiếng gió. Khi chụp X-quang thì phổi rất bình thường hoặc chỉ tổn thương ở mức nhẹ nhưng lại tiến triển nhanh. Trẻ sẽ giảm dần các triệu chứng sau 72 giờ nếu như bệnh nhẹ và điều trị đúng cách.
Tuy nhiên, nếu bệnh nặng thì các dấu hiệu trên sẽ không giảm mà ngược lại còn tăng nhiều hơn khiến trẻ tử vong sau nhiều giờ. Ngoài ra, khi khỏi bệnh cũng để lại nhiều di chứng nặng ở não bộ. Những trẻ sinh đủ tháng có nguy cơ sống sót cao hơn trẻ sinh non, thiếu tháng.
Tại sao xuất hiện màng trong?
Bình thường phổi người sẽ chứa Surfactant (bên trong phế nan) giúp cho các phên nan trong phổi phồng lên, không bị xẹp xuống. Khi thai nhi được 20 tuần tuổi thì Surfactant xuất hiện. Giai đoạn này, chất Surfactant có trong vách phế nang và khoảng trên 30 tuần tuổi thì nó có cả trong nước ối.
Khi chất Surfactant không đủ thì phế nang xẹp xuống, huyết tương tràn vào và làm ứ đọng chất fibrin ở phế nang tạo thành lớp màng. Người ta gọi đó là màng trong và soi kính hiển vi có thể thấy nó có màu hồng do chứa hồng cầu và các mảnh vụn tế bào. Lớp màng này ngăn cản quá trình trao đổi khí của phế nang nên dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Đối tượng dễ mắc bệnh
- Những trẻ sinh non, đặc biệt là trẻ sinh non dưới 28 tuần, tỷ lệ mắc bệnh màng trong của đối tượng này khá cao 50-60%, nhất là trẻ sơ sinh dưới 1 kg.
- Trước khi sinh thai phụ chuyển dạ lâu hoặc trẻ sinh ra bị ngạt nước cũng có nguy cơ cao hơn.
- Thai phụ bị tiểu đướng hoặc sử dụng corticoide trong một thời gian dài đều làm tăng nguy mắc bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh.
- Do di truyền từ thế hệ trước
Điều trị bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh
- Hấp trẻ trong lồng
- Hỗ trợ bằng máy hô hấp nhân tạo
- Bổ sung vào phổi trẻ chất surfactant thông việc nhỏ dung dịch qua ống dẫn khí
Phòng ngừa bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh
Khi biết được những nguyên nhân gây ra bệnh thì chắc hẳn bậc cha mẹ đã biết phải làm gì để phòng ngừa. Trong giai đoạn thai kỳ, hạn chế sử dụng chất corticoide. Thai phụ cũng nên khám thai định kỳ để kiểm tra tỷ lệ L/S trong nước ối và dự đoán trước khả mắc bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh. Chủ động cung cấp Surfactant cho trẻ sinh non và nhẹ cân dù biểu hiện mắc bệnh màng trong chưa rõ rệt sau khi sinh.