Bé 6 tháng bị sổ mũi phải làm sao
Hiện tượng sổ mũi, ngạt mũi rất hay gặp ở trẻ nhỏ, khiến các bé gặp khó khăn khi ăn/bú mẹ và ngủ không ngon. Vậy khi bé 6 tháng tuổi bị sổ mũi thì mẹ phải làm sao? Làm thế nào để con không bỏ bú, chơi ngoan và mau dứt bệnh, mẹ hãy tham khảo các kinh nghiệm sau đây nhé.
Bài viết khác: 5 biện pháp phòng sổ mũi cho bé khi thời tiết thay đổi/ Cách trị sổ mũi cho trẻ an toàn, hiệu quả bằng uống nước tỏi ớt/ Bé bị sổ mũi uống thuốc gì an toàn mà mau khỏi?
-
Tận dụng bài thuốc dân gian
Mẹ có thể áp dụng các bài thuốc dân gian, an toàn cho bé như: dùng đường phèn hấp chung với hoa đủ đủ, quất/chanh hoặc phật thủ và cho bé uống 3 lần/ngày. Lưu ý không được dùng mật ong vì bé mới được 6 tháng tuổi (mật ong chỉ phù hợp với trẻ trên 1 tuổi thôi). Các bài thuốc này không chỉ dùng để trị ho, sổ mũi mà còn có thể cho bé uống hàng ngày vào mùa đông – như một cách phòng ngừa hiệu quả.
-
Cho bé tắm nước gừng
Giã nát 1 củ gừng, đun sôi rồi pha vào nước tắm của bé. Cho con ngâm mình trong chậu nước ấm một lúc, đặc biệt chú ý phần lưng và ngực. Kiên trì cho bé tắm như thế này 1 tuần, song song với việc xịt rửa mũi bằng Nước muối sinh lý và cho con uống siro giảm triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi mẹ sẽ thấy hiệu quả khác biệt ngay.
-
Làm sạch mũi bằng bấc sâu kèn/hút mũi
Mẹ dùng giấy ăn loại sạch, mềm, chất lượng cao hoặc khăn xô, cuốn thành bấc sâu kèn; số lượng khoảng 5 – 10 chiếc tùy theo tình trạng của bé.
Một tay mẹ giữ trán con, tay còn lại nhẹ nhàng đặt bấc sâu kèn vào lỗ mũi của con cho tới khi dịch mũi thấm ướt giấy. Nhẹ nhàng lấy bấc ra, vứt bỏ bấc cũ và đặt bấc mới lần lượt, luân phiên mỗi bên mũi cho tới khi mũi sạch.
Mẹ cũng có thể dùng bóng hút mũi để vệ sinh mũi cho con như hình sau:
-
Mát xa với dầu tràm
Nhỏ vài giọt dầu tràm vào lòng bàn chân, bàn tay, ngực, cổ và mát xa cho bé rồi đeo tất/bao tay, bao chân cho con. Dầu tràm không nóng nhưng mẹ cũng không nên dùng nhiều dầu tràm quá vì dầu có thể làm bít lỗ chân lông của con.
Mát xa dầu tràm trước khi đi ngủ cũng giúp bé không bị sổ mũi, nghẹt mũi về đêm; rất phù hợp để áp dụng vào mùa lạnh.
Ngoài ra, để ngăn ngừa tình trạng bé 6 tháng tuổi bị sổ mũi, mẹ cần chú ý:
– Luôn cách ly bé với những người bị bệnh, đặc biệt là trong những ngày phát bệnh đầu tiên. Nếu có thể thì tránh cho bé tiếp xúc với nhiều người tại những nơi công cộng.
– Luôn luôn rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi thao tác chăm sóc bé. Nếu không có sẵn nước, xà phòng thì dùng gel rửa tay hoặc giấy ướt có tẩm dung dịch vệ sinh.
– Thường xuyên vệ sinh phòng ngủ, đồ chơi, núm vú giả của bé.
Nếu mẹ có kinh nghiệm thú vị nào để chăm sóc bé 6 tháng tuổi bị sổ mũi, hay có băn khoăn về việc chăm sóc con nhỏ, trẻ sơ sinh… hãy nhanh chóng chia sẻ với các các bà mẹ yêu con khác trên các Fanpage:
Hoặc gọi tới Hotline 1800 1125 để được tư vấn miễn phí ngay nhé!