Những cách xử lý nhanh chóng khi trẻ bị ho đờm
Chắc hẳn không ít bậc cha mẹ đã từng 1 lần lo sốt vó khi con em mình ho liên tục và họng có đờm khiến các bé phải thở khò khè. Bài viết này sẽ cung cấp đến đọc giả nguyên nhân của việc trẻ bị ho đờm và cách chữa trị hiệu quả nhất.
- Chữa ho cho trẻ bằng cách ngâm chân đơn giản mà hiệu quả
- Những dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh viêm phổi ở trẻ em
- Một số bệnh về đường hô hấp ở trẻ em
Tại sao khi trẻ ho thường kém theo đờm?
Đây là căn bệnh dễ mắc nhất khi trời trở mùa, đặc biệt là vào mùa lạnh. Ho có đờm là do cổ họng tiết ra quá nhiều dịch nhầy khiến người bệnh có cảm giác ngứa và khó chịu. Khi cổ họng gặp tình trạng này thì phản ứng tự nhiên là mở nắp thanh quản và dẫn đến những cơn ho để nhằm đẩy dịch nhầy hay còn gọi là đờm ra ngoài.
Phương pháp xử lý khi trẻ bị ho đờm
Khi trẻ bị ho đờm thì việc đầu tiên cha mẹ cho trẻ uống nhiều nước. Đây là biện pháp rất hiệu quả vì nước có tác dụng làm loãng đờm, giúp làm dịu cổ họng của trẻ ngay tức thì.
Cha mẹ cũng nên vỗ nhẹ vào lưng trẻ để giúp đờm dễ dàng được tống ra ngoài. Cách thức thực hiện: để trẻ nằm nghiêng, lòng bàn tay của người lớn phải nắm hờ và vỗ nhẹ và lưng trẻ (lưu ý kiểm soát độ mạnh để tránh làm tổn thương trẻ).
Một ngày thực hiện 2-3 lần và mỗi lần 12 phút. Khi thấy đờm được tống ra miệng thì nhanh chóng dùng khăn sạch hoặc ngón tay móc lấy ra để giúp trẻ thở được.
Một số mẹo dân gian chữa cho trẻ bị ho đờm
Ngoài những cách xử lý nhanh chóng trên thì bậc cha mẹ cũng có thể áp dụng những mẹo sau để cải thiện tình trạng trẻ bị ho đờm:
Húng chanh: Đây là loại lá giúp sát trùng cổ họng khá tốt. Lấy hơn 10 lá húng chanh + 3-4 quả tắc hoặc chanh xay nhuyễn, thêm đường phèn vừa đủ sau đó chưng cách thủy tầm 20 phút và cho trẻ dùng 1-2 lần trong ngày.
Lá rẻ quạt: Đông y gọi là xa cạn, có tác dụng long đờm hiệu quả. Lá rẻ quạt phơi khô, sắc thành nước và cho bé uống nhiều lần trong ngày.
Lá hẹ: Loại lá quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày có tác dụng chữa trị cho trẻ bị ho đờm hiệu quả. Chuẩn bị lá hẹ (5-10 lá) sau đó hấp cách thủy với đường phèn sau đó cho trẻ uống phần nước của hỗn hợp này. Với trường hợp trẻ lớn hơn 1 tuổi có thể uống sống, không cần hấp cách thủy. Ngoài ra theo dân gian thì lá hẹ còn có tác dụng ngừa việc trẻ nóng sốt khi mọc răng sữa. Cụ thể, theo ông bà xưa thì đúng 100 ngày tuổi của trẻ sơ sinh, vắt lá hẹ lấy nước và thoa lên nướu của trẻ thì khi đến giai đoạn mọc răng trẻ sẽ không bị hành nóng sốt.