Các bệnh đường miệng phổ biến ở trẻ nhỏ mà mẹ cần biết
Trong quá trình lớn lên của trẻ, trẻ sẽ trải qua những mốc phát triển quan trọng như: ăn dặm, tập đi, tập nói, mọc răng hoặc thay răng. Cũng trong quá trình sinh trưởng, phát triển ấy trẻ phải đối mặt với những bệnh phổ biến khó tránh khỏi. Một trong những bệnh phổ biến đó là bệnh đường miệng ở trẻ như: Nanh, viêm lợi, tưa lưỡi, loét miệng…. đây là những bệnh phổ biến mà trẻ nào cũng phải trải qua để lớn lên.
Tưa miệng ở trẻ nhỏ
Tưa miệng (tưa lưỡi) là hiện tượng, là bệnh phổ biển trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dấu hiệu của trẻ bị tưa miệng là niêm mạc miệng, lưỡi xuất hiện những mảng trắng như sữa. Những mảng trắng có thể đông đặc toàn bộ niêm mạc miệng và hàm họng. Khi loại bỏ lớp mảng trắng này sẽ làm lớp niêm mạc phía dưới chảy máu.
Để chữa tưa miệng (tưa lưỡi) cho trẻ mẹ có thể dùng một số bài thuốc, thuốc tây như: thuốc kháng nấm Nystattin, mật ong, glyxerin borat,… Mẹ đánh sạch mảng bám ngày 3-4 lần. Tuy nhiên, mật ong chỉ nên dùng cho trẻ trên 1 tuổi, mẹ cần chú ý ko dùng cho trẻ dưới 1 tuổi sẽ gây hại cho trẻ.
Trẻ mọc Nanh
Hiện tượng mọc nanh là hiện tượng phổ biến xảy ra ở 75% trẻ sơ sinh, xảy ra ở cả bé gái và trai. Hiện tượng mọc nanh không phân biệt giới tính của trẻ.
Dấu hiện lâm sàng: Sự xuất hiện những nang nhỏ kích thước 1-3 mm, màu trắng, nằm rời rạc hoặc thành đám trên lợi trên, hay niêm mạc xương hàm. Hiện tượng trẻ mọc nanh ở một số trẻ có thể không gây ảnh hưởng gì, nhưng cũng có thể gây biếng ăn và bỏ bú.
Cách xử trí:
– Nếu trẻ mọc nanh mà không ảnh hưởng gì tới ăn uống thì mẹ không cần phải lo lắng quá, sau một thời gian nanh sẽ tự rụng.
– Nếu mọc nanh làm trẻ biếng ăn, bỏ bú thì mẹ đưa bé đến các bác sĩ răng hàm mặt để chích nanh sớm để ko ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Trẻ bị viêm lợi cấp
Đây là một trong những bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ 6 tháng – 3 tuổi, và thường xảy ra khi trẻ mọc răng.
Biểu hiện lâm sàng: Trẻ sốt, quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn do lợi đau và viêm tấy, chảy máu lợi, hơi thở hôi.
Tại chỗ: Các viền và núm lợi gây viêm tấy đỏ, động vào dễ chảy máu.
Xử trí:
– Không nên sử dụng bột lá cây, lá cây, các mẹo để chữa cho trẻ vì dễ gây nhiễm trùng.
– Đưa ngay trẻ tới bác sĩ để được điều trị, chăm sóc đúng cách.