Bí quyết cho trẻ ăn dặm kiểu nhật đúng cách
Ăn dặm kiểu nhật được nhiều bà mẹ Việt áp dụng vì tính khoa học, hiệu quả của nó, tuy nhiên do một số bà mẹ áp dụng không đúng cách nên thất bại thảm hại và bỏ cuộc sau vài ngày áp dụng. Để áp dụng được đúng cách và thành công mẹ cần phải có những bí quyết cho trẻ ăn dặm kiểu nhật đúng cách như sau:
Hãy kiên trì, từng bước một
Trẻ bước vào quá trình tập ăn từ khi bắt đầu 6 tháng tuổi, kéo dài đến 15 -16 tháng tuổi, việc cho trẻ ăn dặm cần được thực hiện từng bước một trong suốt cả quá trình ăn dặm kéo dài trên 10 tháng này. Hãy tập cho bé ăn thức ăn từ loãng đến đặc dần, thô dần theo các mốc thời gian hợp lý, mỗi giai đoạn không nên kéo dài quá, thay đổi thực đơn, khẩu vị cho bé để bé không bị chán, kích thích bé ăn nhiều hơn. Điều này giúp bé không bị biến ăn, duy trì được thói quen ăn uống và ăn ngon miệng hơn.
Ngoài việc tập cho bé ăn các loại thức ăn, hãy dạy cho bé kĩ năng nhai thức ăn thô, kĩ năng gắp thức ăn bằng đũa, thìa, nĩa,… Để giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa thức ăn tốt hơn, đồng thời trẻ sẽ tự lập, tự giác ăn uống và cảm nhận được vị ngon của các món ăn, đảm bảo bé sẽ rất thích thú với bữa ăn hàng ngày của mình. Gia đoạn này sẽ giúp trẻ biết mình thích ăn món nào, không thích ăn món nào một cách rõ ràng, trẻ sẽ bày tỏ được quan điểm của mình khi mẹ làm những món ăn bé không thích.
Bốn giai đoạn cho trẻ ăn dặm kiểu nhật đúng cách
Giai đoạn đầu tiên: Giúp trẻ làm quen với thìa
Giai đoạn này là giai đoạn đầu tiên của quá trình ăn dặm, kéo dài từ tháng tuổi thứ 6 đến tháng tuổi thứ 7. Vì là giai đoạn đầu tiên, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn cháo nghiền nhuyễn, rây qua lưới lọc, tuyệt đối không nêm thêm bất cứ gia vị nào, từ tuần thứ 2 của quá trình mẹ có thể thêm rau cho trẻ để tránh táo bón, rau mẹ chỉ dùng phần lá, bỏ phần cuống đi vì lúc này dạ dày của trẻ còn yếu, chưa đủ sức tiêu hóa những thức ăn này.
Do giai đoạn này trẻ chủ yếu ăn bằng thìa, trẻ sẽ làm quen với việc dùng thìa, hãy kiên nhẫn cho trẻ ăn từ nhiều đến ít, không ép trẻ nếu trẻ không muốn ăn. Nếu trẻ không muốn ăn hãy ngừng cho trẻ ăn và nên thử lại cho trẻ sau 1 -2 ngày.
Thời gian ăn của trẻ được khuyến cáo nên cho ăn trong khoảng 9 – 10h sáng, đây là thời điểm bé tỉnh táo nhất, minh mẫn nhất cho nên dễ hợp tác ăn với mẹ nhất, tránh thời điểm ăn trùng với thời điểm bú của trẻ, hãy tác biệt hai thời gian này càng xa càng tốt.
Giai đoạn thứ 2: trẻ tập nhai
Giai đoạn trẻ tập nhai kéo dài từ tháng tuổi thứ 7 đến hết tháng tuổi thứ 8. Ở giai đoạn này mẹ đã có thể cho bé ăn những thức ăn đặc và lá rau. Ở giai đoạn này trẻ có thể đẩy mạnh lưỡi lên hàm trên để làm nhỏ thức ăn, các món ăn của trẻ ở giai đoạn này mẹ cũng không cần nghiền nhuyễn và lọc qua lưới nữa, nhưng vẫn phải nấu nhuyễn thức ăn mẹ nhé.
Ở giai đoạn này mẹ cần cho bé ăn thêm thịt nạc, cá, và các loại thịt đỏ, tuy nhiên, những thức ăn này cần được nghiền nhỏ trước khi chế biến để trẻ ăn dễ hơn.
Giai đoạn thứ 3: Trẻ tập bốc thức ăn bằng tay
Giai đoạn này kéo dày khoảng 2 tháng, từ tháng thứ 9 – 11. Ở giai đoạn này trẻ đã có thể tự nhai thức ăn mềm, hãy nâng số bữa ăn của trẻ lên làm 3 bữa chính mỗi ngày, ở giai đoạn này trẻ có thể ăn được thức ăn thô như cơm nát, trứng cắt nhỏ, rau cắt nhỏ, các loại thịt băm nhỏ,…
Ở giai đoạn này mẹ có thể để bé tự bốc, dùng thìa xúc thức ăn đưa vào miệng, nếu bé gặp khó khăn hãy hỗ trợ bé, giúp bé học được cách tự lập trong ăn uống.
Giai đoạn thứ 4: trẻ tập ăn cơm và những thức ăn có độ cứng hơn
Giai đoạn này bắt đầu từ tháng tuổi thứ 12, cho bé ăn mỗi ngày 3 bữa cùng với người lớn, giai đoạn này bé có thể ăn được cơm nát, cơm vừa, nhớ chọn loại gạo dẻo cho bé dễ ăn mẹ nhé. Ở giai đoạn này mẹ hãy làm những món ăn có hình thù, màu sắc bắt mắt để kích thích trẻ ăn tốt hơn, có thể cho bé ăn thêm các loại gia vị nhưng không để bé ăn quá 2g muối/ngày.
Dưới đây là bảng danh sách thực phẩm cho bé ăn dặm, mẹ hãy thử áp dụng cho bé nhà mình nhé.